Báo Đồng Nai điện tử
En

Phát triển bền vững

10:12, 11/12/2016

Chú Tám xe ôm thở dài đánh thượt:

- Haizz, mới vừa chấm dứt lễ hội hoa tam giác mạch ở Hà Giang, nay lại tới lễ hội hoa sở ở Quảng Ninh.

Chú Tám xe ôm thở dài đánh thượt:

- Haizz, mới vừa chấm dứt lễ hội hoa tam giác mạch ở Hà Giang, nay lại tới lễ hội hoa sở ở Quảng Ninh.

Anh Tư Bốn lấy làm lạ:

- Các lễ hội hoa xuất hiện ở nhiều nơi càng tăng cơ hội quảng bá cho địa phương, góp phần phát triển du lịch, tăng thu nhập cho người dân, cũng tốt chớ sao chú?

Chú Tám lườm anh Tư Bốn:

- Ai hổng biết lễ hội nhằm quảng bá du lịch, nhưng bây có thấy ở các lễ hội hoa kiểu này, du khách nhất là dân phượt đối xử với hoa như thế nào không? Họ càn xuống các cánh đồng hoa để chụp hình lên “phây”, giày xéo hoa tả tơi, để rồi mỗi khi họ rút đi những cánh đồng hoa y như mới gặp bão.

Anh Tư Bốn gật gù:

- Con nghe nói bây giờ người dân địa phương cũng “khôn” ra rồi, họ cử người canh ở các cánh đồng hoa, mỗi du khách bước vào có chụp ảnh hay không cũng phải nộp tiền phí từ
10-20 ngàn đồng. Nghe nói, có hộ thu vài triệu đồng/ngày từ du khách chụp ảnh với hoa, hơn hẳn thu nhập từ thu hoạch cánh đồng mà nhàn hạ hơn nhiều.

Chú Tám cười khẩy:

- Thu nhập cao hơn trồng trọt, nhưng chưa chắc nông dân đã vui, chẳng qua họ thu tiền bởi vì chẳng đặng đừng thôi, nếu không thu tiền thì du khách cũng càn xuống ruộng hoa, thiệt hại là cái chắc. Có ai thích thú gì khi thấy thành quả một nắng hai sương của mình bị giày xéo hông?

Anh Tư Bốn hiểu ra:

- Đúng rồi, ở những nước có truyền thống tổ chức lễ hội hoa như Nhật Bản, Hà Lan, đâu có cái cảnh du khách giẫm đạp hoa để chụp ảnh. Lẽ ra song song với việc tổ chức lễ hội, còn phải làm sao nhắc nhở du khách có ý thức trân trọng, giữ gìn hoa, không phá hoại thiên nhiên. Vậy mới là phát triển du lịch bền vững, có văn hóa.

Ong mật

Tin xem nhiều