Trưa 6/12, các nghệ sĩ của chương trình “Anh trai say hi” đã đến thăm Báo Nhân Dân, tìm hiểu về báo chí cách mạng Việt Nam và giao lưu với bạn đọc trẻ của Báo Nhân Dân tại Trụ sở 71 Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Đồng Nai đang triển khai hơn 1 ngàn dự án trên các lĩnh vực. Trong đó, các dự án đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước và vốn ngoài ngân sách. Thời gian qua, do một số vướng mắc về chính sách nên dòng vốn đầu tư cho các dự án bị ảnh hưởng lớn.
Năm 2024 là năm bản lề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của nhiệm kỳ 2021-2026 nên ngay từ đầu năm, Quốc hội đặt ra yêu cầu tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, giữ vững an sinh xã hội.
Đồng Nai là một trong 5 tỉnh, thành phố sử dụng nhiều điện nhất cả nước. Gần đây, tại tỉnh xảy ra tình trạng đầy và quá tải hệ thống lưới điện, thiếu điện cục bộ nhưng việc đầu tư dự án lưới điện mới vẫn chậm trễ, phát triển nguồn năng lượng tái tạo vừa đáp ứng yêu cầu Net Zero vừa giảm áp lực cung ứng điện lại gặp khó khăn về cơ chế, thủ tục.
Đồng Nai nằm trong vùng đầu tàu kinh tế của Việt Nam và là nơi có rất nhiều dự án bất động sản (BĐS) phải “đắp chiếu”do vướng về cơ chế, chính sách. Do đó, trong năm 2024, Quốc hội đã chọn Đồng Nai thực hiện một số cuộc giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường BĐS và phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) từ năm 2015 đến năm 2023.
Có 4 lĩnh vực Đồng Nai cũng như vùng Đông Nam Bộ cần Quốc hội, Chính phủ sớm tháo gỡ những vướng mắc về thể chế, chính sách để tăng tốc phát triển kinh tế là hạ tầng giao thông; bất động sản; năng lượng tái tạo; tín dụng xanh cho các dự án xanh. Qua các lần giám sát của Đại biểu quốc hội, nhiều Luật, Nghị quyết, Nghị định, Quyết định được ban hành sớm để khơi thông cho các dự án sớm hoàn thành đưa vào khai thác.
Rừng ngập mặn Nhơn Trạch - Long Thành, thuộc tỉnh Đồng Nai, từ lâu đã được ví như “lá phổi xanh” của vùng Đông Nam Bộ. Với diện tích gần 8 ngàn hécta, trong đó 4,9 ngàn hécta có rừng, không chỉ mang vẻ đẹp hoang sơ, mà còn là một hệ sinh thái phong phú và đa dạng.
Quay trở về thế kỷ trước, làng Lời (xã Vĩnh Lại, huyện Lâm Thao)-một ngôi nằm dọc ven sông Hồng hiền hòa, thơ mộng, quanh năm đỏ nặng phù sa. Ở nơi đây, người dân thuần nông chỉ trồng lúa, khoai và những vụ ngô bên bãi sông, nghề phụ chỉ có đánh gai, đan chũm, lưới kéo cá.
Hôm nay 28-10, Đồng Nai diễn ra các sự kiện chính trị, xã hội quan trọng: Hội nghị triển khai Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành; Họp tập thể Thường trực Tỉnh ủy; Lãnh đạo tỉnh trao quyết định công tác cán bộ tại Thành ủy Biên Hòa…
Trong xu thế phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi các địa phương phải có nhiều giải pháp đột phá, chú trọng phát triển các mô hình công nghệ cao, tăng trưởng xanh. Các doanh nghiệp phải chuyển đổi công nghệ để phát triển bền vững hơn.
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh đang diễn ra rất mạnh mẽ, sâu rộng trên nhiều lĩnh vực. Trước xu thế đó, để thúc đẩy tăng trưởng xanh, đổi mới sáng tạo, các địa phương, trong đó có Đồng Nai đã và đang tập trung vào các động lực, nền tảng nhằm triển khai các quy hoạch, giải pháp hướng tới các mục tiêu về chuyển đổi số, phát triển bền vững.
Để có thể nâng cao sức cạnh tranh, tận dụng tối đa lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, các doanh nghiệp cần tuân thủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về môi trường và đáp ứng các yêu cầu về chuyển đổi kép, bao gồm chuyển đổi chuyển đổi số gắn với chuyển đổi xanh. Do đó, tại Đồng Nai, các doanh nghiệp trong và ngoài nước ngày càng chú trọng vấn đề này.
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh đang là những xu hướng của toàn cầu và là con đường phát triển tất yếu của thế giới. Phát triển kinh tế, thu hút đầu tư, thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số gắn với bảo vệ môi trường, tạo đà tăng trưởng xanh là mục tiêu Đồng Nai đang theo đuổi. Mục tiêu này phù với định hướng, mục tiêu chung của cả nước.
Do tốc độ chuyển đổi từ bệnh án, hồ sơ giấy sang dữ liệu điện tử quá chậm, Bộ Y tế đề xuất lùi thời hạn sang hết năm 2025, các bệnh viện hạng 1 trở lên phải triển khai bệnh án điện tử. Mục tiêu từ năm 2024 - 2028, tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh phải đưa hồ sơ bệnh án điện tử vào thực hiện.
Theo Bộ Y tế, công tác lưu trữ thông tin về bệnh nhân tại các cơ sở y tế từ thời điểm làm thủ tục nhập viện đến khi xuất viện đều phải thực hiện trên giấy tờ, sổ sách, khiến lượng thông tin lưu trữ quá lớn, công tác tìm kiếm khó khăn.
Bệnh án điện tử được Bộ Y tế đánh giá là cốt lõi cho nỗ lực chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế nhằm thay thế bệnh án giấy, từ đó, giảm tải công việc cho đội ngũ y, bác sĩ để tập trung thời gian cho hoạt động chuyên môn. Và thực tế, tại các bệnh viện đã triển khai, mô hình bệnh án điện tử mang lại nhiều lợi ích không chỉ với nhân viên y tế mà với cả người bệnh.