Hết mùa nắng, đến những đợt mưa dầm, bước chân tuần rừng của lực lượng kiểm lâm Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai (viết tắt Khu bảo tồn) vẫn không ngơi nghỉ.
Với đồng bào dân tộc Chơro ở khu định canh - định cư (ĐC-ĐC) tổ 10 và 11, ấp 8, xã Xuân Bắc (huyện Xuân Lộc), người có uy tín Văn Bé (49 tuổi) luôn được tín nhiệm cao và được xem là “điểm tựa” vững chắc.
Hàng năm, khi thời tiết chuyển giao từ mùa khô sang mùa mưa là thời điểm thích hợp cho nhiều nông dân thực hiện các chuyến “du mục” chăn dắt, vỗ béo đàn gia súc.
Tờ mờ sáng một ngày cuối tháng 5-2024, trời đột ngột đổ mưa to, khi nhiều người còn say giấc thì vợ chồng nông dân Trần Văn Mười, Nguyễn Thị Biển (thường được người dân trong vùng gọi là vợ chồng Mười Biển, ngụ tổ 5, ấp Cây Xoài, xã Tân An, huyện Vĩnh Cửu) đã dầm mưa đi làm rẫy.
Ông Lê Quốc Trong (56 tuổi, ngụ khu phố Phú Mỹ, phường Xuân Lập, thành phố Long Khánh) là một trong những người mạnh dạn tiên phong làm mô hình du lịch sinh thái vườn được 5 năm và đã mang lại thành công bước đầu rất khả quan.
Giữa tháng 5-2024, sầu riêng của nhiều nhà vườn trên địa bàn tỉnh đã bắt đầu thu hoạch rộ. Đây cũng là thời điểm người hái (cắt) sầu riêng thuê cho các vựa thu mua tỏa đi các vườn thu hoạch theo sự giao kết giữa nhà vườn và chủ vựa.
Đến thời điểm hiện tại, nhiều nơi trên địa bàn Đồng Nai đã xuất hiện những cơn “mưa vàng” giải nhiệt trước cái nắng hạn gay gắt kéo dài của mùa khô năm 2024.
Đường Cộ Cây Xoài (kết nối với 2 tuyến đường tỉnh 768 và 767) sau khi được mở rộng, láng nhựa đã làm thay đổi toàn diện vùng đất ấp Cây Xoài (xã Tân An, huyện Vĩnh Cửu).
Trong cái nắng gắt, chói chang của cao điểm mùa khô năm 2024, chúng tôi đã theo chân lực lượng kiểm lâm thực hiện chuyến tuần tra, kiểm soát ở sâu trong vùng lõi của Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai.
Giá cà phê nhân trên thị trường những ngày qua gần đạt mốc 100 ngàn đồng/kg. Điều này càng khẳng định quyết tâm không chặt bỏ cây cà phê của nông dân Sú Tắc Phí (dân tộc Hoa, ngụ khu phố Tân Thủy, phường Bàu Sen, thành phố Long Khánh) là sáng suốt.
Câu lạc bộ (CLB) Diều sáo khu vực Sông Ray (xã Sông Ray, huyện Cẩm Mỹ) được thành lập và đưa vào hoạt động khoảng 6 năm nay. CLB đã tạo sân chơi bổ ích, lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc từ diều sáo.
Nguồn lợi thủy sản tự nhiên nơi các nhánh sông Đồng Nai, hồ Trị An ngày càng khan hiếm, khó đánh bắt. Tuy vậy, nhiều ngư dân vẫn kiên trì bám sông, trụ ở làng bè để mưu sinh.
Xã Phú Lý (H.Vĩnh Cửu) anh hùng những ngày đầu năm mới cảnh vật và con người thêm tươi vui, phấn khởi. Các tuyến đường nông thôn rực rỡ cờ hoa tạo cho vùng đất chiến khu xưa thêm sức bật của nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu.
Tết Giáp Thìn 2024 có lẽ là cái Tết vui nhất của đồng bào dân tộc S’tiêng ở sóc Ba Buông (ấp 2, xã Xuân Hòa, H.Xuân Lộc) khi nước sạch đã được dẫn về làng sau gần 30 năm khao khát đợi chờ.