Công ty TNHH Koyu & Unitek (Khu công nghiệp Loteco, thành phố Biên Hòa) là doanh nghiệp tiên phong đầu tư chuỗi chăn nuôi khép kín đến giết mổ, chế biến thịt gà xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản.
Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp theo hướng hữu cơ gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm là một trong 4 nhiệm vụ đột phá mà Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra.
Phát triển nông nghiệp hữu cơ (NNHC) theo hướng hữu cơ là một trong những nhiệm vụ đột phá được Đại hội Đảng bộ tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ 2020-2025 đặt ra. Theo đó, các mô hình sản xuất NNHC, theo hướng hữu cơ không ngừng được nhân rộng.
Dù là tỉnh công nghiệp nhưng Đồng Nai rất chú trọng đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn để tạo thêm nền móng vững chắc cho sự phát triển và tăng trưởng kinh tế.
Ngày 27-8, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Hồ Thanh Sơn chủ trì hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch số 110-KH/TU ngày 31-12-2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp theo hướng hữu cơ gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn tỉnh đến năm 2025.
Đồng Nai đang hợp tác với Trường đại học Ritsumeikan (Nhật Bản) ứng dụng công nghệ SOFIX vào sản xuất nông nghiệp hữu cơ (NNHC). Đây là công nghệ đánh giá đất dựa trên vi sinh đầu tiên trên thế giới, một công nghệ mang tính đột phá trong “làm đất” để đề xuất phân bón nhằm nâng cao độ phì đất và nâng cao năng suất trong NNHC.
Thực trạng lâu nay của ngành chăn nuôi Việt Nam là phụ thuộc vào nguồn thức ăn chăn nuôi (TĂCN) và nguyên liệu nhập khẩu. Lĩnh vực sản xuất TĂCN trong nước cũng đang trong tình cảnh tương tự, điều này khiến cho việc tự chủ sản xuất, nội địa hóa cung ứng TĂCN gặp nhiều khó khăn.
Cây trinh nữ Crila (thuộc loài trinh nữ hoàng cung) đang được Tổng giám đốc Công ty CP Dược phẩm Thiên Dược (tỉnh Bình Dương), TS-DS Nguyễn Thị Ngọc Trâm nghiên cứu, xây dựng và phát triển.
Đồng Nai có lợi thế phát triển những vùng chuyên canh cây ăn trái lớn, trong đó có nhiều đặc sản trái cây ngon. Thời gian qua, các địa phương trên địa bàn tỉnh phát triển mạnh mô hình du lịch vườn, du lịch sinh thái.
Đến nay, toàn tỉnh đã nhân rộng được 50 khu dân cư (KDC) kiểu mẫu. Các KDC kiểu mẫu không chỉ tăng nhanh về số lượng, mà còn không ngừng được nâng cao về chất lượng, góp phần xây dựng làng quê thành nơi đáng sống, kéo dần khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.
Theo Cục Thống kê Đồng Nai, tổng sản lượng thủy sản trên địa bàn tỉnh trong tháng 7 đạt gần 8 ngàn tấn, tăng hơn 2,2% so với tháng cùng kỳ năm 2023. Lũy kế 7 tháng năm 2024, tổng sản lượng thủy sản đạt hơn 47,6 ngàn tấn, tăng hơn 4,1% so với cùng kỳ.
Thời hoàng kim, Đồng Nai phát triển hơn 10 ngàn hécta cà phê. Nhờ lợi thế có vùng chuyên canh cà phê lớn, nhiều địa phương thu hút được doanh nghiệp (DN), cơ sở đầu tư chế biến cà phê. Hiện diện tích cà phê của Đồng Nai giảm nhiều. Đây cũng là tình trạng chung của cả nước.
Theo kế hoạch triển khai thực hiện đề án phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2030, tổng diện tích trồng trọt hữu cơ và hướng hữu cơ trên địa bàn tỉnh đạt 4,4 ngàn hécta, chiếm 2,13% diện tích sản xuất đất nông nghiệp của tỉnh. Trong đó, diện tích trồng trọt hướng hữu cơ là hơn 3,2 ngàn hécta; diện tích trồng trọt hữu cơ là gần 1,2 ngàn hécta.