Từ ngày 12-12 tới đây, quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp sẽ chính có hiệu lực, nâng mức xử phạt so với quy định cũ ban hành trưóc đó.
Từ ngày 12-12 tới đây, quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp sẽ chính có hiệu lực, nâng mức xử phạt so với quy định cũ ban hành trưóc đó.
Nghị định 88/2022/NĐ-CP thay thế cho Nghị định 79/2015/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục. Trong đó, quy định việc xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về chế độ hợp đồng lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với nhà giáo làm việc theo chế độ hợp đồng lao động; vi phạm quy định về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động thực hiện theo quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Hay việc xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn.
Đáng chú ý, Nghị định 88 đưa ra mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp đối với cá nhân là 75 triệu đồng, đối với tổ chức là 150 triệu đồng đồng.
Một số hành vi vi phạm tăng mức phạt. Ví dụ, sử dụng văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp của người khác hoặc cho người khác sử dụng văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp của mình sẽ bị phạt từ 10-20 triệu đồng. Trước đó, mức phạt chỉ từ 3-5 triệu đồng. Hành vi sử dụng văn bằng, chứng chỉ bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung, phạt từ 10-20 triệu đồng (trước đó mức phạt này là từ 5-7 triệu đồng).
Ngoài ra, Nghị định 88 cũng bổ sung một số hành vi mới bị xử phạt hành chính như: Phạt tiền từ 30-40 triệu đồng đối với hành vi gian lận để được cấp văn bằng, chứng chỉ hoặc bản sao văn bằng, chứng chỉ nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Phạt tiền từ 5-10 triệu đồng đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, nhân viên, người lao động trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhưng chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Phạt tiền từ 5-10 triệu đồng đối với hành vi kỷ luật người học không đúng quy định; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể người học nhưng chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Mức xử phạt tăng lên cùng những điểm mới bổ sung về hành vi xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục được kỳ vọng sẽ hạn chế được tình trạng gian lận về bằng cấp, thi cử cũng như trả lại sự trong lành cho môi trường giáo dục thời gian tới.
Minh Ngọc