Báo Đồng Nai điện tử
En

Nữ công nhân cao su được tư vấn sức khỏe sinh sản

10:10, 15/10/2008

Chị Võ Thị Lan Anh, 41 tuổi, tổ trưởng tổ nữ công của đội 3 - đội xây dựng cơ bản Nông trường cao su Cẩm Đường (huyện Cẩm Mỹ) - cho biết: "Tổ của tôi có 27 công nhân nữ. Công việc chính của chị em là chăm sóc cây con và làm việc ngoài lô. Nhiều chị em khi đi làm bị mắc mưa, người ẩm ướt cả buổi nên tình trạng bị viêm nhiễm phụ khoa là khá phổ biến.

Chị Võ Thị Lan Anh, 41 tuổi, tổ trưởng tổ nữ công của đội 3 - đội xây dựng cơ bản Nông trường cao su Cẩm Đường (huyện Cẩm Mỹ) - cho biết: "Tổ của tôi có 27 công nhân nữ. Công việc chính của chị em là chăm sóc cây con và làm việc ngoài lô. Nhiều chị em khi đi làm bị mắc mưa, người ẩm ướt cả buổi nên tình trạng bị viêm nhiễm phụ khoa là khá  phổ biến. Trước đây cũng có một số buổi nói chuyện tương tự nhưng chỉ được nghe mà chưa thấy hình ảnh minh họa. Bây giờ được thấy tận mắt, được nghe, được huớng dẫn cặn kẽ, bản thân tôi thấy cần quan tâm hơn đến việc chăm sóc sức khỏe của bản thân". Còn chị Trần Thị Kim Oanh, 28 tuổi, công tác tại tổ khai thác thì bộc bạch: "Qua buổi nói chuyện này, tôi hiểu hơn về các loại bệnh của phụ nữ và có thêm kiến thức để xử lý khi mình mắc  bệnh".

 

Nhiều chị em công nhân Nông trường cao su Cẩm Đường đã cảm thấy thú vị với buổi nói chuyện chuyên đề về chăm sóc sức khỏe sinh sản do Liên đoàn lao động tỉnh phối hợp với Công đoàn Công ty cao su và Chi cục Dân số - kế hoạch hóa gia đình tỉnh tổ chức vào ngày 8-10 vừa qua.

 

Kiến thức về sức khỏe sinh sản là mối quan tâm của nhiều chị em ở đây. Nông trường cao su Cẩm Đường là nơi có tỷ lệ nữ công nhân đông nhất trong số những nông trường của Công ty cao su Đồng Nai. Do điều kiện làm việc thuờng xuyên phải tiếp xúc với môi trường ẩm ướt, độc hại nên chị em có nguy cơ cao mắc các bệnh liên quan đến sinh sản. Mặc dù công tác chăm sóc sức khỏe cho công nhân ở đây được lãnh đạo nông trường quan tâm (như thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề, khám sức khỏe định kỳ, truyền thông về sức khỏe sinh sản nhằm giúp chị em có kiến thức phòng tránh nhiễm bệnh, bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình), nhưng hầu hết nội dung các buổi truyền thông còn đơn điệu, hình thức kém hấp dẫn, cách nói chuyện của một số chuyên gia còn xa lạ, khó hiểu với nhiều chị em nên chưa thu hút được đông đảo chị em đến nghe.

 

Bác sĩ Võ Thị Kim Loan, người trực tiếp trao đổi, tư vấn với chị em tại đây trong ngày 8-10-2008, cho biết: "Qua nhiều buổi nói chuyện với công nhân, cả nam lẫn nữ, tôi thấy kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản của chị em còn rất hạn chế. Có những phụ nữ sinh đẻ nhiều lần nhưng lại không biết những ảnh hưởng của các bệnh phụ khoa đến sức khỏe của mình như thế nào. Cũng qua những lần nói chuyện, chúng tôi thấy cần sử dụng những hình ảnh minh họa cụ thể, những tờ bướm ngắn ngọn. Cách truyền thông trực quan sinh động này giúp chị em dễ dàng hình dung được bộ máy, cơ cấu sinh sản của mình và những tác hại của các bệnh lây truyền qua đường tình dục để có biện pháp phòng ngừa và ích lợi của việc dùng các biện pháp phòng tránh thai".

Thương Thương

 

Tin xem nhiều