Báo Đồng Nai điện tử
En

Sử dụng hiệu quả đất đai để phát triển kinh tế

12:07, 21/07/2022

Sáng 21-7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trình bày chuyên đề: "Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển, thu nhập cao" tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết hội nghị lần thứ 5 BCH Trung ương Đảng khóa XIII.

Sáng 21-7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trình bày chuyên đề: “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển, thu nhập cao” tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết hội nghị lần thứ 5 BCH Trung ương Đảng khóa XIII.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trình bày chuyên đề giới thiệu về "Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao" - Ảnh: VGP
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trình bày chuyên đề giới thiệu về "Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao" - Ảnh: VGP

Hội nghị có Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, lãnh đạo các bộ, ngành trung ương tham dự.

Tại đầu cầu Đồng Nai, có Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hồ Thanh Sơn, Phó bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quản Minh Cường, Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Bảo. Dự hội nghị còn có Phó chủ tịch HĐND tỉnh, các phó chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương.

* 10 năm thực hiện Nghị quyết về đất đai

Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 31-10-2012 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XI về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai.

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, trong 10 năm thực hiện Nghị quyết 19, kết quả đạt được là quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã trở thành công cụ quan trọng để Nhà nước thống nhất quản lý, phân bổ và sử dụng đất đai cho mục tiêu phát triển bền vững kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Quy hoạch sử dụng đất đã góp phần phân bổ đất đai, đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển hạ tầng, đô thị, công nghiệp, dịch vụ, du lịch, văn hóa, xã hội… Các địa phương cũng đã chú trọng đến việc khai thác tiềm năng của đất đai, sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả. Chính sách giao đất, cho thuê đất từng bước đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, bước đầu khắc phục tình trạng giao đất, cho thuê đất tràn lan.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: “Đến năm 2023, cần hoàn thành việc sửa đổi Luật Đất đai năm 2013 và một số luật liên quan, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất. Năm 2030, hệ thống pháp luật về đất đai cơ bản phải được hoàn thiện, phù hợp với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đồng thời khắc phục được tình trạng sử dụng đất lãng phí, bỏ bê đất đai không sử dụng, gây ô nhiễm, đồng thời khắc phục cả những vướng mắc về quản lý và sử dụng đất do lịch sử để lại”.

Đến năm 2020, tổng diện tích đất đã giao để sử dụng là hơn 26,8 triệu ha, chiếm hơn 81% tổng diện tích tự nhiên. Cộng tác thu hồi đất, bồi thường, tái định cư… ngày càng công khai, minh bạch. Trên cả nước đã cơ bản hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận lần đầu cho hầu hết các đối tượng đang sử dụng đất.

Bên cạnh đó, thị trường bất động sản phát triển khá nhanh, hướng đến nhu cầu thực, đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này cũng liên tục tăng. Hiện cả nước đang triển khai khoảng 5 ngàn dự án nhà ở, khu đô thị. Chính sách đất đai được ban hành tương đối đầy đủ, góp phần tăng thu ngân sách nhà nước, hạn chế sử dụng đất đai sai mục đích…

Tuy nhiên, quá trình thực hiện các chính sách về đất đai vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Cụ thể, trong quy hoạch sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, vẫn còn những điểm chưa phù hợp với điều kiện thực tiễn, dẫn đến có nhiều dự án kéo dài thời gian thực hiện. Đơn cử, chưa có cơ chế pháp lý để doanh nghiệp thuê đất nông nghiệp dài hạn của hộ nông nghiệp có thể sử dụng quyền thuê đất để thế chấp vay vốn ngân hàng; thiếu cơ quan làm đầu mối điều tiết thị trường bất động sản; đôi khi ban hành khung giá đất chưa nhất quán giữa các cấp, dẫn đến trường hợp giá đất ở các địa phương tăng vượt khung nhưng không thể điều chỉnh, ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân có đất thu hồi, dẫn đến người dân khiếu kiện …

Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hồ Thanh Sơn, Phó bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quản Minh Cường và các đồng chí lãnh đạo tỉnh tham dự hội nghị
Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hồ Thanh Sơn, Phó bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quản Minh Cường và các đồng chí lãnh đạo tỉnh tham dự hội nghị

* Tiếp tục hoàn thiện thể chế về quản lý đất đai

Mục tiêu của Việt Nam là tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách về quản lý và sử dụng đất đồng bộ, phù hợp với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Nguồn lực đất đai được quản lý, khai thác, sử dụng tiết kiệm, bền vững và hiệu quả cao nhất, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, công bằng ổn định xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Từ đó, tạo động lực cho Việt Nam trở thành nước phát triển, có thu nhập cao.

Muốn thực hiện thành công mục tiêu trên, cần đổi mới, nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; hoàn thiện quy định về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất; hoàn thiện cơ chế xác định giá đất, chính sách tài chính về đất đai, quản lý, sử dụng đất nông nghiệp. Đồng thời, sắp tới đây, Trung ương sẽ xây dựng các quy định pháp luật đối với quản lý và sử dụng đất kết hợp đa mục đích.

Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Bảo và các đồng chí lãnh đạo tỉnh tham gia hội nghị trực tuyến
Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Bảo và các đồng chí lãnh đạo tỉnh tham gia hội nghị trực tuyến

Ngoài ra, Thủ tướng cho biết, sẽ đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số trong quản lý đất đai. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, phòng chống tham nhũng, tiêu cực về đất đai. Chính phủ chú trọng giải quyết những vướng mắc liên quan đến đất đai tạo thuận lợi cho các địa phương, doanh nghiệp, người dân trong sử dụng, khai thác tiềm năng của đất đai trong phát triển kinh tế-xã hội.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đang triển khai hơn 1,5 ngàn dự án trên các lĩnh vực. Đa số các dự án phải thu hồi đất của nhiều hộ dân nên phải thực hiện công tác bồi thường, tái định cư. Quá trình thực hiện cũng gặp nhiều vướng mắc liên quan đến Luật Đất đai năm 2013 và một số quy định khác. Do đó, tỉnh đã có văn bản kiến nghị Chính phủ về những vấn đề vướng mắc liên quan đến đất đai đề nghị sửa đổi, bổ sung trong Luật Đất đai mới.

                                                                     Hương Giang

 

Tin xem nhiều