Báo Đồng Nai điện tử
En

Kiên quyết xử lý cơ sở kinh doanh không phép, không đạt chuẩn

07:10, 03/10/2014

(ĐN) – Ngày 2-10, Sở NN-PTNN tổ chức hội nghị sơ kết đánh giá kết quả thực hiện Thông tư 14/2011/TT của Bộ NN-PTNN về công tác kiểm tra, đánh giá, phân loại cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản.

Hội nghị sở kết Thông tư 14 của Bộ Nông nghiệp- Phát triển nông thôn. Ảnh: B.Nguyên
Hội nghị sơ kết Thông tư 14 của Bộ NN-PTNT

(ĐN) – Ngày 2-10, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNN) tổ chức hội nghị sơ kết đánh giá kết quả thực hiện Thông tư 14/2011/TT của Bộ NN-PTNN về công tác kiểm tra, đánh giá, phân loại cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản.

Theo báo cáo của Sở NN-PTNN, thời gian qua tỉnh rất chú trọng việc triển khai Thông tư 14, nhưng kết quả đạt được vẫn còn hạn chế. Cụ thể, tính đến cuối tháng 6-2014, tổng số cơ sở do tỉnh quản lý là 1.219 cơ sở, đã kiểm tra, đánh giá được 507 cơ sở, đạt tỷ lệ gần 42%. Trong đó, thấp nhất là loại hình cơ sở nuôi trồng thủy sản tỷ lệ kiểm tra chỉ đạt 24%. Qua kết quả kiểm tra, đánh giá, có 406/507 cơ sở đạt loại A, B, đạt tỷ lệ 80% trên tổng số cơ sở kiểm tra, cao hơn tỷ lệ bình quân chung của cả nước là 76%. Cấp huyện đã kiểm tra, đánh giá được 1.423/5.230 cơ sở, chỉ đạt tỷ lệ 27%.

Việc công khai lên các phương tiện thông tin truyền thông về những cơ sở vi phạm, cơ sở không đạt chuẩn chưa được thực hiện. Khó khăn khiến nhiều địa phương chậm triển khai là do hướng dẫn của Bộ NN-PTNT liên tục phải bổ sung, nhiều loại hình phải chờ ra thông tư mới mới triển khai được; công tác quản lý, kiểm tra một số lĩnh vực nông nghiệp chưa hiệu quả do thiếu nhân lực ở cấp cơ sở; nhiều lĩnh vực kinh doanh mang tính thời vụ khó kiểm soát…

Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Chánh yêu cầu các địa phương thực hiện chưa tốt cần rà soát lại, nêu rõ nguyên nhân dẫn đến kết quả triển khai thấp; đánh giá những tồn tại, hạn chế và kiến nghị khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ. Các địa phương cần xác định vấn đề đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm là nhiệm vụ trọng tâm; phải xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết để thực hiện trong thời gian tới. Trong đó, cần thực hiện hiệu quả công tác đánh giá, phân loại cơ sở, tập trung kiểm tra các cơ sở chưa đạt chuẩn và kiên quyết xử lý các cơ sở không phép, kém về chất lượng.

Bình Nguyên

 

 

Tin xem nhiều