Báo Đồng Nai điện tử
En

Cơ chế "hộ chiếu" khiến các công ty của Anh và EU đứng trước rủi ro lớn

09:09, 22/09/2016

Báo cáo mới nhất của Cơ quan quản lý tài chính Anh (FCA) cho thấy gần 5.500 công ty tại Anh đang dựa vào "hộ chiếu công ty" để tiếp cận thị trường chung châu Âu và tiến hành các hoạt động kinh doanh tại các nước Liên minh châu Âu (EU), trong khi có hơn 8.000 công ty đăng ký hoạt động tại EU sử dụng tấm "hộ chiếu" này để hoạt động tại nước Anh.

Báo cáo mới nhất của Cơ quan quản lý tài chính Anh (FCA) cho thấy gần 5.500 công ty tại Anh đang dựa vào "hộ chiếu công ty" để tiếp cận thị trường chung châu Âu và tiến hành các hoạt động kinh doanh tại các nước Liên minh châu Âu (EU), trong khi có hơn 8.000 công ty đăng ký hoạt động tại EU sử dụng tấm “hộ chiếu” này để hoạt động tại nước Anh. Theo đó nếu hệ thống hộ chiếu này không còn hiệu lực khi Anh rời khỏi mái nhà chung châu Âu (Brexit), các công ty tài chính cả đôi bên sẽ đứng trước rủi ro lớn.

Công ty bảo hiểm hàng đầu thế giới AIG chọn London là nơi đặt trụ sở chính. Nguồn: Bloomberg
Công ty bảo hiểm hàng đầu thế giới AIG chọn London là nơi đặt trụ sở chính. Nguồn: Bloomberg

Hệ thống "hộ chiếu công ty" hiện cho phép các công ty tài chính, ngân hàng và bảo hiểm của cả Anh và EU hoạt động tự do trên toàn EU chỉ với một tấm “hộ chiếu”. Điều này đóng vai trò quan trọng giúp London giữ vững vị trí trung tâm tài chính toàn cầu. Do vậy, nhiều người lo ngại các công ty đang hoạt động tại Anh sẽ mất đi "giấy thông hành quyền năng" này thời kỳ hậu Brexit, dẫn tới việc Anh không còn nằm trong khu vực thị trường chung.

Cơ chế "hộ chiếu công ty" đang áp dụng tại EU giữ vai trò ngày càng quan trọng đối với các tập đoàn tài chính đặt trụ sở tại trung tâm tài chính London, nhất là đối với các ngân hàng đầu tư. Với cơ chế này, các ngân hàng đầu tư có thể quản lý các ngân hàng có quy mô tại nước ngoài dưới hình thức chi nhánh như Ngân hàng Deutsche Bank và Commerzbank của Đức đang thực hiện tại Anh. Ông Daniel Pinto - Giám đốc điều hành ngân hàng đầu tư JPMorgan, cho biết ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc phục vụ khách hàng và gây thiệt hại không nhỏ đối với kinh tế châu Âu khi Anh không được tiếp cận thị trường chung châu Âu. JPMorgan hiện đặt trụ sở tại London, với 16.000 nhân viên trên toàn nước Anh.

Hiện tại, các chuyên gia tài chính và nhà chính trị có các quan điểm đối lập về vấn đề này. Các giám đốc điều hành và các nhà tư vấn cho rằng khoảng 20% doanh thu của các các thị trường vốn và ngân hàng đầu tư, trị giá khoảng 9 tỷ bảng, sẽ bị ảnh hưởng nếu Anh không thể tiếp cận hệ thống “hộ chiếu” nói trên, trong khi không có giải pháp thay thế phù hợp nào. Tuy nhiên, tấm “hộ chiếu công ty” đối với ngành tài chính Anh có thể sẽ trở thành quá khứ, bởi các nhà lãnh đạo EU sẽ không nhân nhượng về vấn đề này, trừ khi Anh chấp nhận một số quy định, trong đó đáng chú ý nhất là quy định việc cho phép dòng người di chuyển tự do giữa các nước EU và Anh.

Các công ty bảo hiểm hiện là đối tượng sử dụng tấm "hộ chiếu" này nhiều nhất. Các công ty bảo hiểm hàng đầu thế giới như AIG và Tokio Marine đã chọn London là nơi để đặt trụ sở chính cho các hoạt động tại châu Âu và sử dụng “hộ chiếu” có được tại Anh để tiếp cận thị trường các nước khác trong liên minh. Trong khi đó, các công ty quản lý tài sản đặt trụ sở tại Anh cũng dựa vào cơ chế "hộ chiếu" này để bán tài sản cho các nhà đầu tư tại các nước EU.

(Theo Reuters)

(Theo Reuters)

Tin xem nhiều