Báo Đồng Nai điện tử
En

Hồ Chí Minh bàn về quân sự: Đem đại nghĩa thắng hung tàn

09:04, 07/04/2023

Ấn phẩm mới Hồ Chí Minh bàn về quân sự do NXB Trẻ vừa phát hành là tài liệu quý góp phần tìm hiểu về tư duy quân sự Hồ Chí Minh mang đậm chất "đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo".

Ấn phẩm mới Hồ Chí Minh bàn về quân sự do NXB Trẻ vừa phát hành là tài liệu quý góp phần tìm hiểu về tư duy quân sự Hồ Chí Minh mang đậm chất “đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp thị sát buổi diễn tập của Sư đoàn 308 tại Sơn Tây, năm 1957. Ảnh tư liệu
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp thị sát buổi diễn tập của Sư đoàn 308 tại Sơn Tây, năm 1957. Ảnh tư liệu

Hồ Chí Minh bàn về quân sự gồm 6 tác phẩm nhỏ: Phép dùng binh của ông Tôn Tử; Chiến thuật du kích; Những hiểu biết cơ bản về quân sự; Cách huấn luyện cán bộ quân sự của Khổng Minh; Kinh nghiệm du kích TàuKinh nghiệm du kích Pháp.

* Đại nghĩa thắng hung tàn

Là tác phẩm tư liệu đặc biệt, Hồ Chí Minh bàn về quân sự giúp các nhà nghiên cứu lịch sử và độc giả tham khảo, phân tích về tư duy quân sự Hồ Chí Minh. Đó chính là tư duy đậm chất “đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo” (Bình ngô đại cáo - Nguyễn Trãi).

“Quyết tâm trở thành người tốt là phải không sợ khổ, không sợ khó, nhất định làm đến cùng những điều chúng ta thấy đáng làm, cho dù chưa chắc thành công vẫn ra sức làm dù gặp phải gian nan nguy hiểm gì, cùng cực càng phấn đấu, không lùi bước, phải làm thực sự, làm nhanh, làm một cách kiên quyết” - Chủ tịch HỒ CHÍ MINH (trích tác phẩm Hồ Chí Minh bàn về quân sự - NXB Trẻ 2023).

Có thể thấy, nổi bật lên trong tư duy quân sự thiên tài của Bác Hồ “bắt nguồn từ truyền thống anh hùng, bất khuất của dân tộc Việt Nam, và được làm phong phú thêm bởi khoa học quân sự nước ngoài”. Đó là nghệ thuật đánh địch bằng thế trận chiến tranh nhân dân; kết hợp chặt chẽ giữa tiến công quân sự với đấu tranh chính trị và ngoại giao; tiến công liên tục, đánh thắng từng bước, tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn.

Bác Hồ viết: “Muốn đánh du kích cần phải có dân chúng tham gia và giúp sức. “Du kích như cá, dân chúng như nước. Cá không có nước thì cá chết, du kích không có dân chúng thì du kích chết”. Quân du kích và dân chúng phải mật thiết liên lạc với nhau”. Nhiều ví dụ sinh động trong Hồ Chí Minh bàn về quân sự cho thấy “giặc đến nhà bà già cũng đánh”. Có những cụ già, phụ nữ, trẻ em… cũng dùng mưu đánh được giặc để bảo vệ quê hương.

* Chiến thuật du kích

Ở phần Kinh nghiệm du kích Tàu và Kinh nghiệm du kích Pháp, Bác Hồ giới thiệu những kinh nghiệm của Trung Quốc và Pháp trong kháng chiến chống phát xít Nhật và Đức. Chiến thuật du kích là phần chi tiết nhất về chiến tranh du kích, được sử dụng để huấn luyện cho cán bộ quân sự trong thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Bác viết: “Mục đích của chiến thuật du kích giải thích theo ý nghĩa sâu rộng của nó là cốt để hoàn toàn tiêu diệt địch nhân, giành quyền độc lập cho dân tộc, xứ sở”.

Ông Hà An Huy, biên tập viên NXB Trẻ cho biết: “Trong 6 tác phẩm nhỏ, thì tập Chiến thuật du kích được sử dụng để huấn luyện cho cán bộ quân sự trong thời kỳ trước Cách mạng tháng 8, theo kiểu “cầm tay chỉ việc”, tính thực dụng rất cao. Vì vậy, có thể nói cuốn sách này chứa những chiến thuật góp phần làm nên thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, và đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân thời kỳ trước 19-8-1945”.

Bên cạnh đó, Chiến thuật du kích của Hồ Chí Minh tuy là tài liệu phục vụ cho cán bộ quân sự thời kỳ trước 1945, nhưng tác phẩm vẫn có giá trị trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ từ 1946-1954 và 1954-1975. Vì cuộc kháng chiến của Việt Nam, ngoài bộ đội chủ lực, còn có dân quân du kích và sự góp sức của mọi tầng lớp nhân dân” - ông An Huy nói thêm.

Hồ Chí Minh bàn về quân sự có sức hấp dẫn ở chỗ rất phù hợp với điều kiện của Việt Nam ta, nhấn mạnh đến mưu trí, dựa vào dân, lấy vũ khí của địch mà đánh lại địch, làm công tác chuẩn bị kỹ càng trước khi đánh, làm công tác dân vận và địch vận cho tốt, cách đánh của mình phù hợp với điều kiện của mình. Bác không bàn về nghệ thuật quân sự, mà trong từng chương, chỉ rõ “muốn làm thì phải làm bằng cách nào?” rồi cho ví dụ thực tế đã diễn ra” - Biên tập viên HÀ AN HUY (NXB Trẻ).

Cẩm Điệp

Tin xem nhiều