Sau 30 năm viết văn với gần 20 tác phẩm cùng hàng trăm ngàn bản in được độc giả ủng hộ, nhà văn Dương Thụy bật mí với Đồng Nai cuối tuần những thay đổi trong nghiệp viết giữa "ngày ấy và bây giờ" cũng như bí quyết thành công của chị.
Sau 30 năm viết văn với gần 20 tác phẩm cùng hàng trăm ngàn bản in được độc giả ủng hộ, nhà văn Dương Thụy bật mí với Đồng Nai cuối tuần những thay đổi trong nghiệp viết giữa “ngày ấy và bây giờ” cũng như bí quyết thành công của chị.
Dương Thụy và tác phẩm mới nhất |
Dương Thụy (tên thật là Dương Thụy Phương Khanh) viết văn từ năm 16 tuổi với tựa sách đầu tiên xuất bản năm 2003 Con gái Sài Gòn (in chung với Tiểu Vân). Chị nhớ lại: “Ngày xưa lúc mới viết văn, tôi chọn những gì dễ dàng nhất để viết một cách vô cùng hồn nhiên và thoải mái.
Ngoài truyện dài best-seller (ăn khách nhất) Oxford thương yêu sau 15 năm ra đời đã tái bản đến lần thứ 30, Dương Thụy còn viết về nhiều đề tài mà giới trẻ quan tâm: đời sống công sở và cạnh tranh khốc liệt trong những công ty đa quốc gia (Nhắm mắt thấy Paris); khát khao thực hiện ước mơ du học và phải cân nhắc giữa việc thực hiện ước mơ của mình hay sống với trách nhiệm gánh vác gia đình (Cung đường vàng nắng); cuộc sống hiện đại của giới trẻ đô thị và những trăn trở về tình yêu - sự nghiệp (Chờ em đến San Francisco); nỗi cô đơn của những người trẻ sống vội, sống lệch và ý nghĩa của tình yêu trong thời đại số (Em rắc thính anh thả tình); những thử thách trong tình yêu và sự tự tin của những thanh niên Việt tài giỏi (Yêu em bằng mắt giữ em bằng tim)… |
Tôi viết về cuộc sống của cô bé học sinh trung học, những trò nghịch ngợm tuổi học trò, tình cảm trong gia đình, mối quan hệ giữa cha mẹ, ông bà và lứa tuổi teen tuy gàn bướng nhưng rất cần được người lớn chăm chút. Vì đề tài sẵn có trong cuộc sống, tôi sáng tác rất dễ dàng, viết những truyện ngắn trong sáng, đầy ắp chất liệu tuổi học trò. Khi vào đại học - một môi trường tuổi trẻ nhiệt huyết, càng có nhiều điều để tôi viết hăng say hơn. Nội dung truyện suy tư hơn, đề cập cả những mối tình éo le, khó nói.
Đến khi tôi rón rén viết truyện dài đầu tiên Oxford thương yêu (năm 2007), tôi nghiêm túc nghĩ đã đến lúc mình viết về đề tài độc giả thích đọc, hơn là đề tài mình thích viết. Tôi biết các bạn trẻ Việt Nam luôn mơ ước được đi du học, được bước chân ra thế giới bên ngoài, khao khát học hỏi, trải nghiệm, được tiếp xúc với những người bạn quốc tế. Tóm lại, từ một người viết văn “hồn nhiên”, tôi đã tự dịch chuyển để trở thành một người viết chuyên nghiệp, hướng đến đề tài nhiều độc giả quan tâm. Cách đặt tựa của tôi cũng hướng về suy nghĩ của độc giả hiện đại, giúp truyện trở nên gần gũi hơn”.
Sung sướng với truyện đăng báo
Ngày nay công nghệ, thông tin mạng bùng nổ ảnh hưởng đến văn chương ra sao xét từ cả hai phía: người sáng tác (nhà văn, tác giả) và người thụ hưởng (bạn đọc)?
- Thời trước, tôi luôn cặm cụi “cày chữ”, cố gắng viết trau chuốt sao cho thật hấp dẫn, thật sự chất lượng để truyện gửi các báo phải được chọn đăng và đến được với độc giả. Tôi vẫn nhớ cảm giác tự hào và sung sướng khi lật tờ báo in ra thấy truyện của mình trong đó.
Khi mạng xã hội ngày càng phổ biến, người viết có xu hướng chỉ nghĩ đơn giản mình viết xong là post lên trang cá nhân của mình và dễ dàng nhận những lời khen ngợi gần như tức thì từ người thân, bạn bè: “Hay quá, viết sách đi, in sách đi, xuất bản đi!”. Điều này làm họ ngộ nhận, từ đó cho ra những sản phẩm non nớt. Khi gửi bản thảo đến các NXB mà không được chọn in, họ chọn con đường tự bỏ tiền túi ra in.
Với tôi, tôi chưa bao giờ post (đăng) bản thảo của mình lên mạng xã hội khi sách chưa được in. Tôi vẫn tin tưởng vào nhận xét của các biên tập viên chuyên nghiệp từ các NXB uy tín hơn là những lời nhận xét “thảo mai” hay các lượt bấm like (thích) trên mạng. Nếu NXB có phản hồi về bản thảo, tôi phải trao đổi và chỉnh sửa cho chỉn chu. Điều này giúp tôi luôn làm việc chuyên nghiệp, không có tâm lý “khệnh khạng” hay chủ quan nghĩ mình luôn đúng.
Kể từ thời còn là học trò viết tập truyện ngắn Bồ câu chung mái vòm (năm 2004) đến nay, quan điểm về tình yêu lẫn phản ánh tình yêu trong tác phẩm của chị hẳn thay đổi nhiều?
- Khi viết Bồ câu chung mái vòm, quan niệm về tình yêu của tôi luôn với tính từ: trong sáng. Về sau này, khi đã lập gia đình và làm mẹ, dĩ nhiên nhân sinh quan của tôi có thay đổi. Cũng như các bạn trẻ ngày nay quan niệm về tình yêu đã khác với cách nay 20 năm, cách tôi viết về tình yêu cũng “bạo liệt” hơn, không còn trong sáng hay “ỡm ờ” nữa mà đi vào trực diện “đến mục đích cuối cùng”.
Hai tác phẩm gần nhất Em rắc thính anh thả tình và Yêu em bằng mắt giữ em bằng tim, tôi đều mạnh dạn cho nhân vật của mình yêu một cách “người lớn”, nói vui là “18+” mà vẫn đẹp và đầy chất lãng mạn chứ không phải “xôi thịt”.
Kể chuyện tình xuyên biên giới
Bạn đọc đặt biệt danh cho chị là “người kể chuyện tình xuyên biên giới”. Vì sao chị theo đuổi chủ đề chuyện tình đa quốc tịch, đa văn hóa ở bối cảnh nhiều quốc gia khác nhau?
- Tôi rất vui khi nghe biệt danh là “người kể chuyện tình xuyên biên giới”. Cái gì vượt ra khỏi “cái hộp chật hẹp của định kiến và sự nhàm chán” cũng thật hấp dẫn. Tôi luôn hào hứng với những mối tình của những người không cùng nền văn hóa, không cùng màu da và không cùng ngôn ngữ. Khi đến với nhau, họ có thể gây ra nhiều hiểu lầm, lộ nhiều nếp nghĩ cũ kỹ, nhung chỉ bằng ngôn ngữ tình yêu chân thành, cả hai sẽ thấy gần nhau hơn qua những va chạm trước đó.
Những mối tình của cặp đôi cùng là người Việt Nam nhưng nếu diễn ra tại những vùng đất xa xôi theo tôi cũng rất hấp dẫn, vì khoảng cách địa lý hay cảnh vật nên thơ của những thành phố tuyệt đẹp trên thế giới là nơi người ta thăng hoa nhất trong tình yêu. Những truyện dài của tôi thường có chương đầu tiên diễn ra ở sân bay, ở trên máy bay, hay ở thành phố lạ, tạo cảm giác các nhân vật đang rụt rè tìm hiểu thế giới nhưng cũng sẵn sàng gặp gỡ và mở rộng con tim với mọi đối tượng gặp được một cách đầy tình cờ.
Xin cảm ơn và chúc chị có các tác phẩm mới được bạn đọc yêu thích.
Chị có lời khuyên hay “bí quyết” gì dành cho các bạn trẻ yêu thích sáng tác, gắn bó văn chương? - Tôi khởi điểm bằng truyện ngắn với đề tài gần gũi, tức là tôi chọn cách viết dễ dàng cho mình trước. Miệt mài “trui rèn” cả chục năm trời, tôi mới in sách và dần dần chuyển sang viết truyện dài. Khi viết hư cấu tạm “bí”, tôi chuyển sang viết du ký hay tản văn. Cứ thế tôi tự trưởng thành trong quá trình viết lách, luôn giữ được trong tim nhiệt huyết và sự chuyên nghiệp. Theo tôi, ở đời có những điều khó thực hiện, đó là viết một cuốn tiểu thuyết và đàn một bản piano mà… không học hành bài bản. Cái gì cũng cần đi từ dễ đến khó, từ nghiệp dư thành chuyên nghiệp. Một số người có thể được ca ngợi khi ra một cuốn tiểu thuyết đầu tay thành công, nhưng thật ra họ đã rèn luyện bằng những bản thảo khác mà không đủ tự tin công bố hoặc đã bị các NXB yêu cầu sửa lại. Với những tác giả trẻ, theo tôi, muốn đi đường dài với văn chương, chúng ta cần giữ thái độ chuyên nghiệp, viết gì cũng thật chỉn chu, thật chất lượng và cần kỷ luật với bản thân. |
Trung Nghĩa (thực hiện)