Anh Tư Bốn cười tủm tỉm nói với chú Tám xe ôm:<br>
- Chú nghe chưa, ở Nhật Bản có một hòn đảo nhỏ xíu không người sinh sống bỗng dưng bị… mất khiến cả nước xôn xao, lực lượng tuần duyên nước này đã lên kế hoạch cho một chiến dịch tìm kiếm.
Anh Tư Bốn cười tủm tỉm nói với chú Tám xe ôm:
- Chú nghe chưa, ở Nhật Bản có một hòn đảo nhỏ xíu không người sinh sống bỗng dưng bị… mất khiến cả nước xôn xao, lực lượng tuần duyên nước này đã lên kế hoạch cho một chiến dịch tìm kiếm.
Chú Tám cười phá lên:
- Ai trộm cắp gì được cái hòn đảo mà nó biến mất, cũng hổng có khả năng bị... gãy như hòn Phụ Tử ở Kiên Giang, có thể là do biến đổi khí hậu, nước biển dâng lên ngập luôn cả đảo chớ gì. Mà đảo hổng người ở, đất đai chắc chắn hổng lên giá, mắc gì phải tìm kiếm?
Anh Tư Bốn nhịp tay xuống bàn:
- Hòn đảo biến mất là một trong 158 đảo không người ở thuộc 22 tỉnh, thành khác nhau của Nhật Bản, được chính phủ đặt tên từ năm 2014 để đánh dấu chủ quyền. Theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 thì từ đảo này xác định vùng lãnh hải của Nhật Bản, nếu đảo này biến mất có nghĩa là đường ranh giới 12 hải lý của Nhật Bản sẽ phải điều chỉnh lại gần hơn về phía bờ, từ đó vùng lãnh hải của Nhật Bản bị thu hẹp lại, ảnh hưởng đến vùng đặc quyền kinh tế của nước này tại vùng biển phía Bắc, nơi Nhật Bản có tranh cãi về lãnh thổ với Nga.
Chú Tám hiểu ra:
- Nhưng lực lượng tuần duyên Nhật Bản kiếm được cái đảo này rồi làm sao khi nó chìm dưới nước, có “đổ nền nâng móng” để đưa đảo lên cao được hông?
Anh Tư Bốn kiên nhẫn giải thích:
- Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 cũng cấm các hành vi bồi đắp, xây dựng đảo nhân tạo trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, biển quốc tế và đáy đại dương, bởi sẽ “làm rối” trong việc xác định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, nhất là đối với các vùng đang có tranh chấp.
Chú Tám gật gù:
- Đúng rồi. Giống như trên đất liền khi xảy ra tranh chấp về chủ quyền đất đai, nhà ở thì các bên phải “giữ nguyên hiện trường” chờ cơ quan chức năng giải quyết. Bởi vậy, ai mà làm trái với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 là vi phạm đó nha.
Ong mật