Báo Đồng Nai điện tử
En

Không chấm điểm cho học sinh lớp 1: Khuyến khích trẻ tiến bộ

10:10, 16/10/2013

“Con thích chấm điểm. Con thích được điểm 10. Điểm 10 để được mẹ khen” là câu trả lời hồn nhiên của cậu bé Trần Vũ Khánh Nguyên, lớp 1/4, Trường tiểu học Trần Quốc Tuấn (phường Tân Biên, TP.Biên Hòa) khi được hỏi con có thích được cô giáo chấm điểm hay nhận xét.

“Con thích chấm điểm. Con thích được điểm 10. Điểm 10 để được mẹ khen” là câu trả lời hồn nhiên của cậu bé Trần Vũ Khánh Nguyên, lớp 1/4, Trường tiểu học Trần Quốc Tuấn (phường Tân Biên, TP.Biên Hòa) khi được hỏi con có thích được cô giáo chấm điểm hay nhận xét.

Từ đầu năm học 2013-2014, trong vở học của Khánh Nguyên không có sự xuất hiện điểm số. Thay vào đó là những lời nhận xét của cô giáo chủ nhiệm về cách viết chữ, làm toán của em.

* Hiểu được điểm yếu của trẻ

Khi được hỏi về sự thay đổi này, ông Vũ Văn Hiện, ông ngoại của Khánh Nguyên, cho biết: “Tôi thấy chấm điểm cũng được mà nhận xét cũng được. Nhưng ở lớp 1, các cháu chưa cần phải xếp loại thứ hạng học tập nên không cần điểm số. Thông qua nhận xét của cô giáo, khi về nhà chúng tôi kiểm tra vở có thể biết được cháu làm chưa tốt ở điểm nào để có phương pháp giúp cháu sửa chữa dễ dàng hơn”.

Học sinh lớp 1A Trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai (huyện Trảng Bom) luyện viết chữ đẹp.
Học sinh lớp 1A Trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai (huyện Trảng Bom) luyện viết chữ đẹp.

Những ngày đầu khi cô giáo không chấm điểm cho con, anh Nguyễn Văn Phong (phường Tân Phong, TP.

Tuyệt đối không được chê trách học sinh

Ông Lê Minh Hoàng, Giám đốc Sở GD-ĐT, cho hay từ năm học 2013-2014, thực hiện hướng dẫn của Bộ GD-ĐT, toàn ngành triển khai việc không chấm điểm cho học sinh lớp 1. Theo đó, ngoài bài kiểm tra cuối năm học, giáo viên chấm điểm để kiểm tra kiến thức tổng hợp, đánh giá năng lực của học sinh. Còn lại trong suốt quá trình học, giáo viên không được chấm điểm cho học sinh. Giáo viên cần phải quan tâm, theo sát, hướng dẫn và đưa ra nhận xét cho các em; tuyệt đối không được có biểu hiện so sánh, chê trách, thông qua điểm số để gây áp lực căng thẳng cho học sinh và phụ huynh trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Biên Hòa, có con học Trường tiểu học Tân Phong B) lo ngại, nếu không chấm điểm thì làm sao biết được học lực của con như thế nào. Tuy nhiên, những ngày sau đó, dựa vào nhận xét của cô giáo, vợ chồng anh đã có thể dễ dàng chỉnh sửa những lỗi chưa đúng cho con khi cháu tự học ở nhà. Chẳng hạn từ những nhận xét của cô giáo, như “Con viết dấu > chưa đẹp lắm, rèn thêm nha con”, hay “Con chú ý độ cao của chữ b. Bài viết của con rất đẹp nhưng con cần chú ý hơn nữa cách trình bày nhé”, anh Phong đã giúp con rèn chữ, khắc phục lỗi. Và kết quả những ngày sau đó, cháu tiến bộ hơn, đồng thời nhận được những lời khen ngợi từ cô giáo: “Con viết số đẹp, sạch sẽ, rất đáng khen”, hay “Hôm nay con viết bài đẹp hơn rồi đấy. Tiếp tục phát huy nhé”.

* Giáo viên vất vả hơn

Đó là chia sẻ của nhiều giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 1 khi triển khai việc thay chấm điểm bằng nhận xét cho học sinh. Với đặc thù của khối 1, mỗi lớp chỉ có một giáo viên chủ nhiệm đảm nhận việc dạy cùng lúc nhiều môn học, vì thế, làm sao để có thể nhận xét được 2/3 tổng số bài làm của học sinh ở mỗi môn học, luân phiên để tất cả các em đều được nhận xét đòi hỏi giáo viên phải mất nhiều thời gian, vất vả hơn trước rất nhiều.

Em Nguyễn Thái Ngọc Mai, lớp 1 Trường tiểu học Tân Phong B luyện viết chữ đẹp tại nhà sau khi có nhận xét của cô giáo chủ nhiệm.
Em Nguyễn Thái Ngọc Mai, lớp 1 Trường tiểu học Tân Phong B luyện viết chữ đẹp tại nhà sau khi có nhận xét của cô giáo chủ nhiệm.

Cô Nguyễn Thị Trâm, khối trưởng khối 1, chủ nhiệm lớp 1A Trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai (huyện Trảng Bom), bày tỏ: “Chúng tôi phải soạn 4 nội dung bài giảng khác nhau cho 4 đối tượng học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu. Mỗi lớp có 35 em, nếu trước đây tôi có thời gian chấm điểm tại lớp cho tất cả các em, thì nay phải mang tất cả tập vở về nhà vì không đủ thời gian”.

Nếu như ở TP. Biên Hòa, nhiều học sinh lớp 1 có thể đã đọc được những lời nhận xét của giáo viên thì với đa số học sinh ở các huyện, điều đó là chưa thể. Bởi theo cô Nguyễn Thị Ngọc Ngà, Hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai (huyện Trảng Bom), phải sang học kỳ 2, các em mới có thể ghép vần, đọc được chữ. Trong khi đó, không ít phụ huynh vì không có thời gian chăm lo việc học của con nên lời phê của giáo viên trở nên vô tác dụng.

Trường tiểu học Lý Thường Kiệt (TP.Biên Hòa) có 10 lớp 1 với 480 học sinh. Với môn Toán, các giáo viên nhận xét đúng, sai bằng chữ tắt: đ, s, gạch chân ở dưới các chữ, số nếu học sinh viết chưa đúng kèm theo nhận xét trong vở học sinh. Giáo viên nhận xét luân phiên tất cả các học sinh, các môn học, đảm bảo tương ứng với chấm điểm như trước. “Bước đầu thực hiện chưa quen nên các cô giáo phải vất vả hơn trước. Học sinh lớp 1 vẫn có sổ điểm theo dõi riêng, nhưng giáo viên không được cho điểm vào vở học sinh, chỉ cho điểm vào sổ theo dõi để cuối năm thông báo cho phụ huynh. Bởi thế, giáo viên phải cùng lúc thực hiện 2 việc nên mất nhiều thời gian hơn trước rất nhiều” - cô Trần Thị Nhạn, Phó hiệu trưởng nhà trường, cho biết.

Hạnh Dung

 

 

 

 

 

 

 

  

Tin xem nhiều