Báo Đồng Nai điện tử
En

Nông nghiệp cạnh tranh...

10:05, 05/05/2008

Không phải ngẫu nhiên mà Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát mới đây đã phải ra chỉ thị yêu cầu các địa phương hạn chế mở rộng diện tích một số loại cây trồng, trong đó có cây cà phê.

Không phải ngẫu nhiên mà Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát mới đây đã phải ra chỉ thị yêu cầu các địa phương hạn chế mở rộng diện tích một số loại cây trồng, trong đó có cây cà phê.

Trong những năm gần đây, hễ cứ loại cây trồng nào đột xuất có gía, tiêu thụ tốt, thì y như rằng, chỉ một thời gian sau, cây trồng đó sẽ được bà con nông dân nhiều nơi lao vào trồng, kể cả chặt phá, thay thế các loại cây trồng khác cho hiệu quả kinh tế ít hơn. Ở Đồng Nai, ngay từ những năm 2000 trở về trước, khi cây cà phê có giá, nông dân nhiều nơi đã ồ ạt chuyển sang loại cây trồng này. Diện tích cây cà phê vì thế có lúc đã phát triển lên tới 35.000 hécta. Trong đó có những nơi người ta còn đưa cây cà phê vào trồng ở những vùng đất không thích hợp, thiếu nguồn nước tưới và thậm chí thiếu luôn cả vốn để đầu tư sản xuất. Kết quả là sản phẩm làm ra đạt năng suất và chất lượng không cao, bị thị trường gây khó dễ, giá cả hạ thấp.

Và, không phải chỉ có Đồng Nai, mà nhiều nơi trong cả nước, trong đó có cả các tỉnh vùng Tây Nguyên, Tây Bắc... những năm gần đây, nông dân còn tận dụng luôn cả những vùng đã quy hoạch trồng rừng, kể cả phá rừng tự nhiên một cách trái phép để trồng cà phê, mì... Đúng như nhận định của Bộ NN-PTNT: Tình trạng phát triển tràn làn và tự phát này không chỉ phá vỡ quy hoạch phát triển các loại cây trồng khác, gây tác động xấu đến môi trường sinh thái, mà còn tăng nguy cơ cung vượt quá cầu ở một số loại cây trồng, dẫn đến những rủi ro về giá cả và thị trường cho người sản xuất. Đây cũng chính là khó khăn, thách thức lớn đối với ngành nông nghiệp, nhất là trong bối cảnh nước ta đã gia nhập WTO, các sản phẩm làm ra phải chịu sự cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm cùng loại của các nước ngay trên thị trường nội địa và xuất khẩu...

Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT về việc hạn chế phát triển tự phát, để tập trung đầu tư có chiều sâu, có quy hoạch, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng các loại cây trồng, trong đó có cây cà phê... cũng chính là một trong những giải pháp lớn, nhằm hướng tới một nông nghiệp bền vững. Riêng Đồng Nai, ngay từ giữa năm 2007, UBND tỉnh đã ban hành Chương trình phát triển các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực đến năm 2010. Trong đó, cây cà phê cũng đã được xác định là 1 trong 5 loại cây trồng phục vụ xuất khẩu cần ưu tiên đầu tư phát triển. Hy vọng, cùng với Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT, đây cũng sẽ là chương trình được các ngành, các địa phương thực hiện một cách nghiêm túc để Đồng Nai sớm hình thành các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa bền vững, hạn chế tình trạng phát triển tự phát, nhằm tạo ra các sản phẩm nông nghiệp đủ sức cạnh tranh trên thị trường sắp tới...

ĐN

Tin xem nhiều