Vùng H.Long Thành được xác định là vùng phát triển với rất nhiều tiềm năng đến từ vị trí địa lý, hệ thống hạ tầng. Do đó, trong quy hoạch đòi hỏi phải hợp lý, chính xác và sát với thực tế.
Vùng H.Long Thành được xác định là vùng phát triển với rất nhiều tiềm năng đến từ vị trí địa lý, hệ thống hạ tầng. Do đó, trong quy hoạch đòi hỏi phải hợp lý, chính xác và sát với thực tế.
Vùng H.Long Thành còn diện tích lớn quỹ đất cao su, đây là nguồn lực phát triển trong tương lai. Ảnh: Q.Nhi |
[links()]Bởi nếu quy hoạch không mang tính khả thi, bắt buộc phải điều chỉnh khi áp dụng vào thực tế sẽ gây nguy cơ làm “chậm” nhịp phát triển.
* Cân nhắc với “siêu” trung tâm kho vận, logistics
Trong 3 đô thị được quy hoạch phát triển cho vùng H.Long Thành, đô thị Bình Sơn gắn với sân bay Long Thành có quy mô khoảng 10 ngàn ha. Với “tầm vóc” của sân bay Long Thành, sân bay lớn nhất nước trong tương lai, tại đô thị Bình Sơn cũng được quy hoạch phát triển một trung tâm kho vận, logistics để phục vụ cho sân bay Long Thành với quy mô khoảng 1 ngàn ha.
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tiến Dũng, đối với dự án trung tâm kho vận, logistics cần đánh giá, xem xét lại quy mô nhưng với hệ thống hạ tầng giao thông phục vụ kết nối sân bay Long Thành cần xem xét để tăng quy mô bằng việc đầu tư, xây mới các tuyến đường. Đơn vị tư vấn cần tính toán, quy hoạch mở thêm các trục giao thông mới phục vụ cho dự án này. Bởi khi hoàn thành, tốc độ phát triển giao thông do sân bay Long Thành mang lại là rất lớn. |
Không thể phủ nhận vai trò và tiềm năng phát triển từ Sân bay Long Thành. Bởi theo quy hoạch, khi hoàn thành xây dựng, sân bay Long Thành sẽ có công suất phục vụ 100 triệu khách/năm, nhà ga hàng hóa có công suất 5 triệu tấn/năm. Do đó, tiềm năng phát triển dịch vụ kho vận, logistics cũng được đánh giá là rất lớn.
Tuy nhiên, việc quy hoạch phát triển một trung tâm kho vận, logistics quy mô 1 ngàn ha vẫn để lại nhiều dấu hỏi.
Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tiến Dũng cho rằng, quy mô diện tích lên tới 1 ngàn ha là rất lớn. Do đó, cần phải tính toán đến khả năng lấp đầy diện tích này về sau. Bởi, nếu quy hoạch lớn nhưng không thể lấp đầy sẽ phải thực hiện điều chỉnh, đưa sang mục đích khác và gây nên nguy cơ “vỡ trận” quy hoạch.
Thực tế, trên địa bàn tỉnh hiện nay, một dự án kho vận, logistics khác cũng đang rơi vào tỉnh cảnh quy hoạch quá lớn dẫn đến khó thực hiện là dự án Tổng kho trung chuyển miền Đông tại H.Trảng Bom.
Xuất phát từ lợi thế giao thông, Tổng kho trung chuyển miền Đông được quy hoạch với diện tích lên tới 1,4 ngàn ha trải dài trên địa bàn 4 xã: Giang Điền, Quảng Tiến, Đồi 61 và Tây Hòa. Dự tính sẽ trung chuyển gần 200 triệu tấn hàng hóa cho vùng miền Đông.
Mặc dù vậy, sau 10 năm được phê duyệt, hiện nay Đồng Nai đang phải tính toán để điều chỉnh, thu hẹp diện tích do khó khăn trong kêu gọi đầu tư.
* Thận trọng từng “nét vẽ” trên đất cao su
Ngoài lợi thế về vị trí địa lý và hệ thống hạ tầng, vùng H.Long Thành hiện nay còn có diện tích khá lớn đất cao su. Trong bối cảnh quỹ đất công ngày càng hạn hẹp, quỹ đất cao su được xem là “nguồn lực” để đầu tư các dự án hạ tầng cho vùng H.Long Thành nói riêng và Đồng Nai nói chung.
Với vai trò đó, theo Chủ tịch UBND tỉnh, trong quy hoạch vùng H.Long Thành cần cân nhắc kỹ để có thể phát huy tối đa lợi thế, tiềm năng của quỹ đất cao su. “Khi quy hoạch cần thận trọng đối với từng nét vẽ trên đất cao su” - Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tiến Dũng nhấn mạnh.
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tiến Dũng, quỹ đất cao su chính là “nguồn lực” phát triển cho tương lai. Vì vậy, khi quy hoạch cần tính toán để phát huy tối đa nguồn lợi đất công từ quỹ đất cao su. Chính vì vậy, đối với các quy hoạch trên đất cao su cần kêu gọi các dự án có thể mang lại nguồn thu cho Nhà nước để có thể tái đầu tư cho các dự án hạ tầng phục vụ phát triển chung. “Quỹ đất cao su thì không nên quy hoạch cho các dự án ưu đãi đầu tư. Bởi với các dự án này, Nhà nước không thu được tiền để tái đầu tư cho việc phát triển cơ sở hạ tầng” - Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tiến Dũng lưu ý.
Do nằm ở vị trí kết nối của mạng lưới giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy và hàng không nên trong quy hoạch vùng H.Long Thành sẽ xây dựng 2 bến xe, trong đó có 1 bến xe khách liên tỉnh. Bến xe Long Thành được đặt ở vị trí gần cầu Quán Thủ, TT.Long Thành. Quy mô bến xây dựng cấp IV, diện tích khoảng 3 ngàn m2. Trong tương lai, bến xe Long Thành sẽ dần được chuyển thành bến xe buýt. Do đó, để đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng tăng, nhất là khi các tuyến đường giao thông lớn đi qua địa bàn được xây dựng hoàn thành, vùng H.Long Thành sẽ xây dựng thêm một bến xe khách liên tỉnh. Theo quy hoạch chung khu vực dọc trục đường 25B, sẽ tiến hành xây dựng một bến xe khách liên tỉnh tại xã Long An với diện tích 5ha. |
Quỳnh Nhi