Hạ viện Anh do Đảng Bảo thủ chiếm đa số đã họp phiên đầu tiên và thông qua đại cương dự luật Thỏa thuận rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) còn gọi là Brexit. Đây là bước đi đầu tiên hướng tới hiện thực hóa cam kết của Thủ tướng Boris Johnson là hoàn tất Brexit vào ngày 31-1-2020.
Hạ viện Anh do Đảng Bảo thủ chiếm đa số đã họp phiên đầu tiên và thông qua đại cương dự luật Thỏa thuận rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) còn gọi là Brexit. Đây là bước đi đầu tiên hướng tới hiện thực hóa cam kết của Thủ tướng Boris Johnson là hoàn tất Brexit vào ngày 31-1-2020.
Thủ tướng Anh Boris Johnson |
Hạ viện Anh dự kiến chính thức thông qua Thỏa thuận ngay sau Giáng sinh. Sau đó, Thượng viện nước này có khoảng 3 tuần để xem xét và thông qua, trước khi được Hoàng gia chính thức phê chuẩn thành luật.
Thủ tướng Johnson khẳng định Thỏa thuận mới với EU sẽ dựa trên một thỏa thuận tự do thương mại đầy tham vọng. Trong đó, Anh sẽ có quyền tự quyết các quy định của luật pháp và không phải tuân thủ các quy định của EU. Quan điểm của London là “nói không” với việc tiếp tục ở lại thị trường chung hay liên minh hải quan để tránh phải chịu sự ràng buộc của các tiêu chuẩn chung của EU. Tuy nhiên, đối với EU, một hệ thống như vậy là lỏng lẻo và có nguy cơ dẫn tới các hình thức cạnh tranh khó lường.
Có thể nói, sau hai lần gia hạn, nước Anh gần như chắc chắn sẽ rời EU vào ngày 31-1-2020 và sau đó hai bên sẽ bước vào giai đoạn chuyển tiếp để giải quyết các thủ tục có liên quan. Quá trình này kéo dài 11 tháng để đến ngày 1-1-2021, mọi thủ tục “ly hôn” phải hoàn tất. Thời gian cho thỏa thuận mới không nhiều và không có gì đảm bảo rằng cuộc “ly hôn” thế kỷ này diễn ra suôn sẻ.
Quốc Trung