Ngày 13-12, Cố vấn Thương mại Nhà Trắng Peter Navarro khẳng định quốc gia này sẽ thể hiện lập trường cứng rắn trong các cuộc đàm phán với Trung Quốc.
Ngày 13-12, Cố vấn Thương mại Nhà Trắng Peter Navarro khẳng định quốc gia này sẽ thể hiện lập trường cứng rắn trong các cuộc đàm phán với Trung Quốc.
Phát biểu trên mạng truyền hình Fox Business, ông Navarro nêu rõ Mỹ cần phải thực hiện chiến lược đàm phán tốc độ cao, cứng rắn và tập trung vào thành quả cuối cùng. Ông Navarro cho rằng nguyên tắc then chốt là "tin tưởng nhưng không mù quáng".
Đề cập thông tin về những "nhượng bộ" của Trung Quốc trong đàm phán với Mỹ, quan chức Nhà Trắng nhấn mạnh các nhà đầu tư không nên chạy theo những thông tin cập nhật hằng ngày về những động thái mà Trung Quốc chuẩn bị thực hiện.
Thay vào đó, giới đầu tư nên tập trung vào văn bản đề nghị đầy đủ từ phía Trung Quốc sẽ công bố vào ngày 1-3.
Theo ông Navarro, Mỹ muốn Trung Quốc tăng cường nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ, nhưng những vấn đề về mặt cấu trúc mới là quan trọng, liên quan tới sở hữu trí tuệ, xâm phạm không gian mạng và hoạt động đầu tư có yếu tố nhà nước.
Trước đó, trong các cuộc đàm phán qua điện thoại hôm 10-12, Trung Quốc đã cam kết hạ mức thuế trả đũa nhằm vào các sản phẩm ôtô nhập khẩu từ Mỹ, nối lại hoạt động nhập khẩu đậu nành từ Mỹ và điều chỉnh kế hoạch kinh tế kéo dài 10 năm để cho phép các nhà đầu tư từ Mỹ tiếp cận thị trường nước này dễ dàng hơn.
Hiện cả thế giới đang theo dõi các cuộc đàm phán thương mại giữa Washington và Bắc Kinh, hy vọng quyết định của Mỹ về việc tạm hoãn kế hoạch tăng thuế nhập khẩu nhằm vào các hàng hóa Trung Quốc, dự kiến bắt đầu từ 1/1/2019, trong vòng 90 ngày sẽ được thực hiện và hai bên sẽ tìm được giải pháp tháo gỡ căng thẳng thương mại song phương vốn đang ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế toàn cầu.
Thị trường tài chính toàn cầu liên tục trồi sụt theo từng diễn biến trong căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới cũng như tiến trình đàm phán thương mại song phương.
Mỹ và Trung Quốc rơi vào vòng xoáy căng thẳng thương mại trong suốt gần một năm qua khi hai bên liên tục có những biện pháp áp thuế nhập khẩu với khối lượng hàng hóa trị giá hàng trăm tỷ USD từ đối phương.
Trước cuộc gặp tại Argentina, phía Mỹ thậm chí còn đe dọa tăng gấp đôi mức thuế trừng phạt nhằm vào khối lượng hàng hóa trị giá 200 tỷ USD nhập từ Trung Quốc từ ngày 1/1 tới.
Cùng ngày, Bộ Thương mại Trung Quốc cũng cho biết trong 11 tháng đầu năm, có 28 quốc gia và vùng lãnh thổ đã tiến hành 101 cuộc điều tra nhằm vào các sản phẩm của quốc gia này, tăng 38% so với cùng kỳ năm ngoái.
Các cuộc điều tra chủ yếu do các quốc gia như Mỹ, Ấn Độ, Canada và Australia, ảnh hưởng tới khối lượng hàng hóa trị giá 32,4 tỷ USD, tăng 108% so với cùng kỳ năm ngoái. Các vụ điều tra chủ yếu nhằm vào các mặt hàng xuất khẩu sắt, thép, hóa học và vật liệu xây dựng./.
Cố vấn Thương mại Nhà Trắng Peter Navarro. (Nguồn: AP) |
Đề cập thông tin về những "nhượng bộ" của Trung Quốc trong đàm phán với Mỹ, quan chức Nhà Trắng nhấn mạnh các nhà đầu tư không nên chạy theo những thông tin cập nhật hằng ngày về những động thái mà Trung Quốc chuẩn bị thực hiện.
Thay vào đó, giới đầu tư nên tập trung vào văn bản đề nghị đầy đủ từ phía Trung Quốc sẽ công bố vào ngày 1-3.
Theo ông Navarro, Mỹ muốn Trung Quốc tăng cường nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ, nhưng những vấn đề về mặt cấu trúc mới là quan trọng, liên quan tới sở hữu trí tuệ, xâm phạm không gian mạng và hoạt động đầu tư có yếu tố nhà nước.
Trước đó, trong các cuộc đàm phán qua điện thoại hôm 10-12, Trung Quốc đã cam kết hạ mức thuế trả đũa nhằm vào các sản phẩm ôtô nhập khẩu từ Mỹ, nối lại hoạt động nhập khẩu đậu nành từ Mỹ và điều chỉnh kế hoạch kinh tế kéo dài 10 năm để cho phép các nhà đầu tư từ Mỹ tiếp cận thị trường nước này dễ dàng hơn.
Hiện cả thế giới đang theo dõi các cuộc đàm phán thương mại giữa Washington và Bắc Kinh, hy vọng quyết định của Mỹ về việc tạm hoãn kế hoạch tăng thuế nhập khẩu nhằm vào các hàng hóa Trung Quốc, dự kiến bắt đầu từ 1/1/2019, trong vòng 90 ngày sẽ được thực hiện và hai bên sẽ tìm được giải pháp tháo gỡ căng thẳng thương mại song phương vốn đang ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế toàn cầu.
Thị trường tài chính toàn cầu liên tục trồi sụt theo từng diễn biến trong căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới cũng như tiến trình đàm phán thương mại song phương.
Mỹ và Trung Quốc rơi vào vòng xoáy căng thẳng thương mại trong suốt gần một năm qua khi hai bên liên tục có những biện pháp áp thuế nhập khẩu với khối lượng hàng hóa trị giá hàng trăm tỷ USD từ đối phương.
Trước cuộc gặp tại Argentina, phía Mỹ thậm chí còn đe dọa tăng gấp đôi mức thuế trừng phạt nhằm vào khối lượng hàng hóa trị giá 200 tỷ USD nhập từ Trung Quốc từ ngày 1/1 tới.
Cùng ngày, Bộ Thương mại Trung Quốc cũng cho biết trong 11 tháng đầu năm, có 28 quốc gia và vùng lãnh thổ đã tiến hành 101 cuộc điều tra nhằm vào các sản phẩm của quốc gia này, tăng 38% so với cùng kỳ năm ngoái.
Các cuộc điều tra chủ yếu do các quốc gia như Mỹ, Ấn Độ, Canada và Australia, ảnh hưởng tới khối lượng hàng hóa trị giá 32,4 tỷ USD, tăng 108% so với cùng kỳ năm ngoái. Các vụ điều tra chủ yếu nhằm vào các mặt hàng xuất khẩu sắt, thép, hóa học và vật liệu xây dựng./.
LÊ ÁNH (TTXVN/VIETNAM+)