Ngày 11-12, Bộ trưởng Ngoại giao được đề cử của Brazil Ernesto Fraga Araujo cho biết nước này sẽ rút khỏi Hiệp ước Di cư Toàn cầu của Liên hợp quốc ngay sau khi Tổng thống đắc cử Jair Bolsonaro chính thức nhậm chức vào ngày 1-1-2019 tới đây.
Ngày 11-12, Bộ trưởng Ngoại giao được đề cử của Brazil Ernesto Fraga Araujo cho biết nước này sẽ rút khỏi Hiệp ước Di cư Toàn cầu của Liên hợp quốc ngay sau khi Tổng thống đắc cử Jair Bolsonaro chính thức nhậm chức vào ngày 1-1-2019 tới đây.
Trong thông điệp phát đi trên mạng xã hội Twitter, ông Araujo cho rằng hiệp ước này là một “văn kiện không phù hợp” để đối phó với vấn đề di cư và các quốc gia cần tự đưa ra các chính sách của riêng mình.
Ông nhấn mạnh nhập cư không nên được coi là vấn đề toàn cầu mà cần phù hợp với tình hình thực tế của mỗi nước. Ngoại trưởng tương lai của Brazil khẳng định, Brazil sẽ tiếp tục tiếp nhận người tị nạn từ nước láng giềng Venezuela.
Với kỷ lục hơn 21 triệu người tị nạn trên toàn cầu, Liên hợp quốc đã phải thực hiện một thỏa thuận không ràng buộc sau khi hơn 1 triệu người di cư tới châu Âu vào năm 2015, phần lớn trong số đó là để trốn chạy khỏi cuộc nội chiến tại Syria và đói nghèo ở châu Phi.
Tuy nhiên, thỏa thuận trên đã vấp phải sự chỉ trích của phần lớn các chính trị gia châu Âu cánh hữu khi cho rằng điều này có thể gây gia tăng nhập cư.
Tháng Bảy vừa qua, 193 nước thành viên của Liên hợp quốc, trừ Mỹ, đã đồng ý với văn kiện này, nhưng chỉ có 164 quốc gia chính thức phê chuẩn Hiệp ước Di cư toàn cầu hôm 10-12 vừa qua tại Marrakech, Maroc./.
Người di cư Trung Mỹ chờ xin tị nạn vào Mỹ tại Ciudad Juarez, biên giới Mỹ-Mexico ngày 3-12-2018. (Ảnh: AFP/TTXVN) |
Ông nhấn mạnh nhập cư không nên được coi là vấn đề toàn cầu mà cần phù hợp với tình hình thực tế của mỗi nước. Ngoại trưởng tương lai của Brazil khẳng định, Brazil sẽ tiếp tục tiếp nhận người tị nạn từ nước láng giềng Venezuela.
Với kỷ lục hơn 21 triệu người tị nạn trên toàn cầu, Liên hợp quốc đã phải thực hiện một thỏa thuận không ràng buộc sau khi hơn 1 triệu người di cư tới châu Âu vào năm 2015, phần lớn trong số đó là để trốn chạy khỏi cuộc nội chiến tại Syria và đói nghèo ở châu Phi.
Tuy nhiên, thỏa thuận trên đã vấp phải sự chỉ trích của phần lớn các chính trị gia châu Âu cánh hữu khi cho rằng điều này có thể gây gia tăng nhập cư.
Tháng Bảy vừa qua, 193 nước thành viên của Liên hợp quốc, trừ Mỹ, đã đồng ý với văn kiện này, nhưng chỉ có 164 quốc gia chính thức phê chuẩn Hiệp ước Di cư toàn cầu hôm 10-12 vừa qua tại Marrakech, Maroc./.
(TTXVN/VIETNAM+)