Báo Đồng Nai điện tử
En

Bắt 2 đối tượng trong đường dây "huy động vốn" bằng hình thức đầu tư qua mạng ở Đồng Nai

09:03, 06/03/2008

Ngày 4-3-2008, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ Công an Đồng Nai (gọi tắt là cơ quan điều tra - CQĐT) đã tiến hành thực hiện lệnh bắt tạm giam theo phê chuẩn của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh đối với Võ Duy Phương (sinh năm 1978); hộ khẩu thường trú tại ấp Ngô Quyền, xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất; chỗ ở hiện nay: nhà không số thuộc tổ 16, KP3, phường Trảng Dài, TP. Biên Hòa và Lê Xuân Thỏa (sinh năm 1980), hộ khẩu thường trú: ấp Thọ Lộc, xã Xuân Thọ, huyện Xuân Lộc; tạm trú: 50/3B, tổ 1, KP2, phường An Bình, TP. Biên Hòa.

Từ trái qua: Võ Duy Phương và Lê Xuân Thỏa trong trại tạm giam B5

Ngày 4-3-2008, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ Công an Đồng Nai (gọi tắt là cơ quan điều tra - CQĐT) đã tiến hành thực hiện lệnh bắt tạm giam theo phê chuẩn của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh đối với Võ Duy Phương (sinh năm 1978); hộ khẩu thường trú tại ấp Ngô Quyền, xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất; chỗ ở hiện nay: nhà không số thuộc tổ 16, KP3, phường Trảng Dài, TP. Biên Hòa và Lê Xuân Thỏa (sinh năm 1980), hộ khẩu thường trú: ấp Thọ Lộc, xã Xuân Thọ, huyện Xuân Lộc; tạm trú: 50/3B, tổ 1, KP2, phường An Bình, TP. Biên Hòa. Đây mới chỉ là hai trong số nhiều nhân vật cầm đầu trong đường dây "huy động vốn" bằng hình thức đầu tư qua mạng ở Đồng Nai.

Tại trại tạm giam B5 chiều ngày 5-3, Võ Duy Phương và Lê Xuân Thỏa vẫn một mực cho rằng, họ cũng chỉ là những nạn nhân của tổ chức Colony Invest Management Inc ở... bên Mỹ. Tuy nhiên, cả hai không thể giải thích được số tiền mà họ đã huy động từ tháng 7-2007 của hàng trăm người dân trong tỉnh dính vào đường dây này.

Thiếu tá Phan Trọng Lộc, điều tra chính của vụ án cho biết, qua quá trình điều tra, sau khi sàng lọc rất nhiều đối tượng, có 13 người liên quan, tuy nhiên Võ Duy Phương và Lê Xuân Thỏa được xem là những người cầm đầu. Tính đến thời điểm này, ước tính có khoảng hàng trăm nạn nhân bị lừa với số tiền lên đến trên 7 tỷ đồng. Bằng những thủ đoạn lấy tiền của người tham gia sau trả cho người tham gia trước, Phương và Thỏa không những lừa những người dân ở TP. Biên Hòa, mà còn xuống một số địa phương trong tỉnh để kêu gọi, móc nối những nông nhân, cả tin nộp tiền vào đường dây lừa đảo này.

Theo thiếu tá Lộc, hiện nay, CQĐT chỉ mới có danh sách của 15 người tố cáo Phương và Thỏa chiếm đoạt số tiền mặt trên 600 triệu đồng. Vì vậy, để giúp cho CQĐT mở rộng vụ án, ai là nạn nhân của đường dây lừa đảo "huy động vốn" qua mạng do Phương và Thỏa tổ chức, hãy cộng tác với Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ Công an Đồng Nai; hoặc gọi điện trực tiếp cho thiếu tá Phan Trọng Lộc qua số điện thoại 0913.940099.

 Tạ nguyên

 

Tin xem nhiều