Báo Đồng Nai điện tử
En

Gìn giữ các cổ vật ở cơ sở thờ tự

10:04, 22/04/2023

Mới đây, từ thông tin báo chí nêu một công ty đấu giá của Trung Quốc rao bán cổ vật là các sắc phong triều Nguyễn, các cơ quan chức năng đã liên hệ xác minh trong các hiện vật được rao bán có thể có sắc phong của đền Quốc Tế, ngôi đền được xếp hạng di tích cấp quốc gia tại tỉnh Phú Thọ.

Mới đây, từ thông tin báo chí nêu một công ty đấu giá của Trung Quốc rao bán cổ vật là các sắc phong triều Nguyễn, các cơ quan chức năng đã liên hệ xác minh trong các hiện vật được rao bán có thể có sắc phong của đền Quốc Tế, ngôi đền được xếp hạng di tích cấp quốc gia tại tỉnh Phú Thọ.

Sắc phong thần được hãng đấu giá giới thiệu của vua Thiệu Trị, ban năm 1844. Ảnh: Yangming Auction
Sắc phong thần được hãng đấu giá giới thiệu của vua Thiệu Trị, ban năm 1844. Ảnh: Yangming Auction

Trước đó, vào năm 2021, đền Quốc Tế bị kẻ gian lấy cắp toàn bộ 40 sắc phong, trong đó có sắc phong cổ nhất vào năm 1645. Đây không phải là lần đầu tiên xảy ra các vụ mất cắp cổ vật, mà tình trạng mất cắp cổ vật, các hiện vật quý được thờ tự tại các di tích xảy ra trong cả nước không phải là hiếm. Qua đó cho thấy, công tác bảo vệ, gìn giữ các cổ vật, hiện vật quý tại các cơ sở thờ tự trong đình làng hiện vẫn còn những bất cập dù rằng Luật Di sản văn hóa chúng ta đã có và đi vào thực thi hơn 20 năm.

Thường công việc bảo vệ, gìn giữ các cổ vật ở các đình làng chỉ do ban quý tế của đình thực hiện, mà trực tiếp là dựa vào… sức của các ông từ cao niên trong làng với trách nhiệm và tấm lòng là chính. Chẳng hạn như tại đình An Hòa ở làng Bến Gỗ (P.An Hòa, TP.Biên Hòa), ngôi đình có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình 325 năm hình thành và phát triển của vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai. Ngôi đình được xây dựng năm 1792 và xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia năm 1989 này còn bảo lưu sắc phong của vua Tự Đức vào năm 1852, hệ thống hoành phi, liễn đối được sơn son thếp vàng hàng mấy trăm năm qua cùng nhiều cổ vật quý hiếm. Ban quý tế của đình cắt cử một người bảo vệ cổ vật chu đáo, trách nhiệm bằng tâm đức, chứ không đòi hỏi quyền lợi gì. Tuy vậy, về lâu về dài, không thể không băn khoăn về công tác bảo vệ an toàn cho các cổ vật khi các đối tượng trộm cắp thường chuyên nghiệp, manh động và ngày càng tinh vi.

Thông tin từ Bộ VH-TTDL cho biết: Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương đã ký ban hành văn bản tăng cường công tác bảo vệ, bảo quản, phát huy giá trị của bảo vật quốc gia và lập hồ sơ hiện vật đề nghị công nhận bảo vật quốc gia đợt 12-2023. Bộ VH-TTDL đề nghị các bên liên quan tăng cường công tác bảo vệ, bảo quản và phát huy giá trị của các bảo vật quốc gia. Đối với việc bảo vệ bảo vật quốc gia, các cơ quan chức năng, địa phương cần tổ chức xây dựng, hoàn thiện và kịp thời triển khai phương án bảo vệ đặc biệt đối với từng bảo vật quốc gia. Đặc biệt là các bên liên quan cần có biện pháp phòng, chống cháy, nổ, trộm cắp, thiên tai và các nguy cơ gây hại khác để bảo đảm tuyệt đối an toàn cho các bảo vật quốc gia…

Việc mất cắp cổ vật, “chảy máu” cổ vật ra nước ngoài cho thấy công tác bảo vệ an toàn cho di tích nói chung và các cổ vật, hiện vật quý tại di tích nói riêng cần được quan tâm hơn nữa. 

Lâm Viên

Tin xem nhiều