Báo Đồng Nai điện tử
En

Nhơn Trạch trong lời ca, điệu hát dân gian

08:03, 04/03/2023

Trong suốt hành trình hơn 325 năm qua của vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai, những lời ca dao, dân ca về tình đất, tình người Nhơn Trạch luôn là tiếng lòng thiết tha, là mạch nước ngầm ngọt mát không bao giờ vơi cạn trong tâm hn nhng người con lớn lên từ vùng sông nước chan hòa này

Trong suốt hành trình hơn 325 năm qua của vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai, những lời ca dao, dân ca về tình đất, tình người Nhơn Trạch luôn là tiếng lòng thiết tha, là mạch nước ngầm ngọt mát không bao giờ vơi cạn trong tâm hn nhng người con lớn lên từ vùng sông nước chan hòa này

Nhơn Trạch - vùng đất kiên cường, giàu chiến công cách mạng Trong ảnh: Đoàn công tác Báo Đồng Nai viếng Đền thờ liệt sĩ H.Nhơn Trạch. Ảnh: Huy Anh
Nhơn Trạch - vùng đất kiên cường, giàu chiến công cách mạng Trong ảnh: Đoàn công tác Báo Đồng Nai viếng Đền thờ liệt sĩ H.Nhơn Trạch. Ảnh: Huy Anh

Bức tranh thời mở đất

Trong Gia Định thành thông chí, Trịnh Hoài Đức miêu tả về Rừng Sác - Nhơn Trạch ngày nay: “Bên những dòng sông bao la tận chân trời lại có những hang động bịt bùng thế giới riêng một cõi”. Đó là vùng sinh thái cửa sông cn bin, vi nhng “hang động” được hiu là cnh quan thăm thm, âm u dưới tán rng đước dày mt mù vô tn. Do đó, cảm xúc của ông cha - những di dân đi khẩn hoang ở vùng đất mới trong buổi đầu không tránh khỏi sự bỡ ngỡ, lạ lùng, kinh sợ trước cảnh vật hoang sơ. Về Nhơn Trạch, chúng ta còn nghe những câu ca dao:

Rừng sâu nước mặn phèn chua

Trăm ngàn cá sấu thi đua vẫy vùng

Hay:

- Đến đây xứ sở lạ lùng

Con chim kêu phải sợ, con cá vùng phải kinh

- Dưới sông sấu lội, trên rừng cọp um

Đời sống hàng ngày trải qua nhiều biến cố, khốc liệt đến nỗi ông cha ta đã đúc kết những mối hiểm nguy thành câu:

Cọp Biên Hòa, ma Rừng Sác

Rồi qua lao động, chinh phục tự nhiên, làm ch vùng đất mi, niềm tự hào về vùng đất Nhơn Trạch lại là ch đề chính trong li ca, tiếng hát dân gian:

Trà Phú Hội, nước Mạch Bà

Sầu riêng An Lợi, chuối già Long Tân

Cá buôi, huyết Phước An

Gạo thơm Phước Khánh, tôm càng Tam An

Hay:

- Khoai lang nướng là khoai lang bùi

Con gái Phú Hội thơm mùi su riêng

- Ba Doi ăn cá bỏ đầu

Bà Trường thấy vậy, bỏ xâu mang về

Những lời bộc lộ chân tình, thực thà, rộng mở

Về Nhơn Trạch ngày nay còn nghe lưu truyn nhng câu ca dao th hin rõ tính cách khảng khái, dứt khoát, thủy chung hay vẻ đẹp của tình yêu đối lứa như:

- Con cua không sợ, anh sợ con còng

Dao phay không sợ, sợ con gái hai lòng phụ anh

- Ghe anh mỏng ván bóng láng nh chèo

Xin anh bớt ngọn xả lèo ch em

Vùng đất Nhơn Trch vn dĩ là miệt vườn với đặc trưng là các giồng bên cạnh các kênh rạch nối tiếp, vì thế đời sng sinh hoạt và lao động hàng ngày của người bình dân không thể thiếu câu hò, điệu lý. Trong khung cảnh sông nước thanh bình, những lời hò chèo ghe, hò chèo xuồng đối đáp vi nhau của giới thương hồ (buôn bán đường sông) thể hiện những tình cảm chân tình, thực thà và rộng mở. Những câu hò, điệu lý này đồng thời cũng là lời trêu ghẹo vô cùng tinh tế, ý nh ca nam n thi by gi.

Một số tài liệu ghi nhận lời kể của người dân cao tuổi ở Nhơn Trạch cho rằng: “hò chèo xuồng, mà ch yếu là sinh hot hò đối đáp chọc ghẹo nhau, đặc biệt là với người dân mua củi ở Ba Doi, Bà Hào, Thị Vải để chở đi Sài Gòn bán”.

Ba bốn bông chọn lấy bông xanh

Một đoàn ghe củi chọn anh làm chồng

c ca nhng người cao tui Nhơn Trạch còn có những bài lý rất thú vị. Theo tác giả Huỳnh Văn Tới, trong cuốn Văn hóa Đồng Nai - Góp nht cát bi: “Lý là hình thức diễn xướng nhng câu hát ngn, ngu hng thành làn điệu, một loại hình diễn xướng ph biến ca Nam b “Nam lý, Huế hò, Bắc thơ… Bà Ba Dẹt ở xã Long Tân, H.Nhơn Trạch còn hát được điệu lý lu là, lý trèo lên với các câu hát nửa quen nửa lạ, ví dụ:

Lý lu là:

Ai đem con sáo sang sông

Cho nên con sáo ăn buồng chuối tiêu

Lý trèo lên:

Trèo lên cây khế mà rung

Khế rụn đùng đùng không biết khế ai

Khế này là khế chị Hai

Khế chưa có trái, chị Hai có chồng.

Xem ra lý lu là, lý trèo lên có thể là biến thể của các điệu lý đồng dạng phổ biến cả Nam bộ”.

Ngày nay câu hò điệu lý ở Nhơn Trạch không còn phổ biến như xưa nữa bởi lẽ giao thông đường bộ phát triển, người dân không cần phải di chuyển đi lại bằng đường sông như trước nữa; đồng thời nhịp sống hiện đại ngày nay khiến cho nét đẹp văn hóa này ít có cơ hội lan tỏa như trước.

Những con người can trường, quả cảm trong kháng chiến

Nếu hiểu theo nghĩa giản đơn: Nhơn là người, Trạch là đất, thì ngay tên gọi Nhơn Trạch đã cho thấy sự hòa hợp bền chặt giữa tình đất, tình người nơi đây.

Thơ ca dân gian phản ánh rõ nét đời sống tinh thần của ông cha ta. Do đó, đối với một vùng đất kiên cường và giàu chiến công trong kháng chiến như Nhơn Trạch, không thể không có những vần thơ về những ngày tháng oai hùng, bi tráng đấu tranh bảo vệ từng tấc đất, tấc sông của quê hương xứ sở.

Trong thơ ca dân gian ở Nhơn Trạch, mảng đề tài kháng chiến vệ quốc với phạm vi phản ánh cùng các sự kiện lịch sử rất phong phú. Có thể kể đến câu hò môi mép đối đáp sau:

Nhựt đánh với Tàu, không biết ngày nào nó đánh với Tây.

Điệu vợ nghĩa chồng giời đây ai nào không tác dạ. Mắt em nhìn đôi tròng

Sợ nổi anh tới số thăm, anh ra đi lính, em ở nhà cái

Nghĩa trăm năm nó trôi theo ngày theo tháng

Em đêm ngày đàng trông đàng ngóng: Rủi anh chết rồi

Em làm sao mà biết cái thây chồng mà em chôn

Không khí đóng cọc, ngăn tàu giặc Pháp của chiến khu lòng chảo cũng được phản ánh sinh động trong ca dao kháng chiến:

Đốn cây cắm cọc ngăn tàu

Lòng sông Vũng Gấm, Bà Hào Phước An

Làm cho quân giặc hoang mang

Không cho khủng bố ruồng càn chiến khu...  

Về vùng Đại Phước (H.Nhơn Trạch) còn lưu truyền câu chuyện kể dân gian Bà mụ Cọp với mô-típ truyện như Bà mụ Trời được lưu truyền ở nhiều làng xưa của Biên Hòa - Đồng Nai (như làng Bến Gỗ ở TP.Biên Hòa), phản ánh sự hòa hợp với thiên nhiên, nét đẹp nhân nghĩa của con người trong quá trình khai phá mở đất lập làng.

Lâm Viên - Nhật Hạ

Tin xem nhiều