Báo Đồng Nai điện tử
En

Tín ngưỡng thờ Quan Công và lễ hội chùa ông cù lao Phố - di sản văn hóa phi vật thể ở Đồng Nai

07:10, 29/10/2022

Ngày 26-10-2022, Sở VH-TTDL chủ trì họp bàn với Bảo tàng Đồng Nai và các nhà nghiên cứu văn hóa về việc đánh giá giá trị văn hóa phi vật thể của lễ hội chùa Ông cù lao Phố. Nội dung cuộc họp xác định "Lễ hội chùa Ông cù lao Phố" xứng đáng được lập hồ sơ trình cấp thẩm quyền công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Ngày 26-10-2022, Sở VH-TTDL chủ trì họp bàn với Bảo tàng Đồng Nai và các nhà nghiên cứu văn hóa về việc đánh giá giá trị văn hóa phi vật thể của lễ hội chùa Ông cù lao Phố. Nội dung cuộc họp xác định “Lễ hội chùa Ông cù lao Phố” xứng đáng được lập hồ sơ trình cấp thẩm quyền công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Một nghi thức trong lễ hội chùa Ông cù lao Phố
Một nghi thức trong lễ hội chùa Ông cù lao Phố

Vì sao cho rằng lễ hội chùa Ông cù lao Phố ở P.Hiệp Hòa, TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai cần  được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể? Có mấy lý do mang tính khoa học thực tiễn:

Một là, lễ hội chùa Ông cù lao Phố thực hiện tại cơ sở thờ tự chùa Ông ở cù lao Phố (còn gọi là Thất phủ cổ miếu được tạo dựng từ năm 1684, được công nhận là di tích quốc gia), được duy trì suốt hơn 330 năm qua.

Hai là, lễ hội chùa Ông cù lao Phố mang tính lễ hội vùng, được chủ thể là người Hoa - người Việt vùng Đông Nam bộ tự nguyện thực hiện, liên tục từ thời mở đất đến nay, có phát triển và biến đổi về văn hóa nhưng vẫn giữ được sắc thái riêng trong đặc điểm chung về lễ hội.

Ba là, lễ hội chùa Ông cù lao Phố gắn với phong tục, tập quán, tín ngưỡng dân gian ở Nam bộ trong quan hệ văn hóa Việt - Hoa, thể hiện rõ bản sắc văn hóa Việt Nam tích hợp đa nguồn và dung hòa đa hệ.

Bốn là, lễ hội chùa Ông cù lao Phố là nhp cu giao lưu văn hóa, kết tinh và lan ta nội vùng và ngoại vùng, có sức sống trong hội nhập quốc tế.

Cốt lõi của lễ hội chùa Ông cù lao Phố là tín ngưỡng dân gian th Quan Công, mt nhân vt lch s thi Tam Quốc, được người Hoa, người Việt thờ phụng không phải do quan to, chức trọng, thành tích lừng lẫy, mà do ở tấm lòng trung thực, nghĩa hiệp, khẳng khái, độ lượng, bao dung của một con người luôn quên mình vì người khác; nói cách khác là do ở 5 đức tính: Trung, nghĩa, nhân, trí, dũng.  Tục thờ Quan Công đến Nam bộ theo con đường nhập cư của lớp người Hoa đến xứ Đồng Nai từ năm 1679, nó nhanh chóng được Việt hóa.

Quan Công thường được th trong nhà như mt v thn bn gia, “đức Ông độ mng và th chùa, miếu như mt phúc thn có công khai hóa. trong nhà, ph biến là hình thc trang th hoc khám th, treo cao trong gian chính. Tc xưa thường th bng mt bc dán giy đỏ đề ch nho “Quan Thánh Đế Quân” hoặc loại tranh thờ vẽ trên gương gồm hai loại: Tranh ba ôngTranh năm ông. Việc cúng Ông gắn với lễ thức cúng bái của gia đình và các ngày vía Ông. Cúng Ông có thể món mặn hoặc món chay, lễ vật thường kiêng cúng thịt gà và hoa mồng (mào) gà; nhiều nơi còn  kiêng ăn thịt trâu, thịt chó.

Ở Đồng Nai, có nhiu cơ s tín ngưỡng thờ Quan Thánh Đế Quân, lâu đời và quy mô nht là chùa Ông cù lao Phố. Lễ hội này (còn gọi là lễ cúng Quan Thánh Đế Quân) được xem là l hi Quan Thánh Đế quy mô nht Nam bộ. Tại đây, hàng năm, có nhiu ngày l, l chính từ mùng 10-13 tháng Giêng được xem là l hi mang nhiu giá tr văn hóa nht.

Thời gian trước, các ngày l chính, toàn khu vực của chùa Ông được dn v sinh sch s. T cng đến bên trong chánh đin được trang trí rc r c, đèn, hoa. Cng chính và các cng ph cm nhiu c l hi. Ngoài sân trang trí nhng dãy đèn lng màu đỏ ni bt. Trên các bàn th đều được chưng bông hoa, trái cây và thp nhang. Trước tin đin là nhng vòng nhang cu an cùng vi nhng đèn lng màu đỏ nhiu kích c. Có khu vc chun b nhang để người dân dâng hương. Ban t chc chun b nhng phn lc gi li cho nhng người đến tham d. Lễ vật được chuẩn bị đầy đủ trước khi bắt đầu vào lễ, được bài trí phù hợp với từng bàn thờ. Ngoài lễ vật do Ban tổ chức chuẩn bị, người dân khắp nơi dâng cúng lễ vật gồm nhiều món theo điều kiện của gia đình, tất thảy đều trang trọng, tinh khiết, thành kính.

Ngày thứ nhất (đêm 10 tháng Giêng): Lễ hội khai mạc với sự tham dự của cộng đồng người Hoa, Ban Trị sự đại diện các bang hội, khách mời, đông đảo người dân. Sau chương trình khai mạc diễn ra lễ cúng Trời và nghi thc cúng Quan Thánh Đế Quân. Bàn cúng và lễ vật, nghi cúng tương tự như trình báo lễ Vía Quan Thánh Đế Quân (ngoài trời và trong chính điện).

Ngày thứ hai (ngày 11 tháng Giêng): Thực hiện các nghi thức trong lễ Nghinh thần, Cung nghinh các thần linh trên địa bàn Biên Hòa (ở các đình liên quan: đình Bình Kính, đình Bình Quan, Phụng Sơn tự, đình Tân Lân, miễu Tổ sư, miễu Bà Thiên Hậu…). Lễ Nghinh thần được xem là nghi l quan trng, được công chúng mong đợi, đó là nghi thc va l va hi, va nghinh Ông va có ý nghĩa tun du để Ông du hành vui cùng công chúng. Đoàn nghi thc gm các đội nghi l, gm c các nhóm ngh thut va đi va din như rng lân, hóa trang, c hoa. Công chúng đông vui hai bên đường, nhiu nhà lp hương án trước ca chào đón, không khí va thiêng liêng va hân hoan. Đặc sc là tun du bng đường sông, theo cách xưa kia cha ông đi m cõi.

Ngày thứ ba (ngày 13 tháng Giêng): thực hiện lễ Phúc khí cầu (thả bóng bay). Từng chùm bong bóng nhiều màu sắc được treo giăng ngang, người dân tham dự viết những lời chúc tốt lành gắn vào từng chùm bong bóng, cầu cho quốc thái dân an, gia đạo bình an, sung túc. Không gian rực sắc màu với từng chùm bóng bay lên trời mang theo ước vọng bình an. Thời gian trong ngày, người dân tiếp tục đến dâng hương hoặc tham gia vào các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao tổ chức trong không gian, phạm vi của miễu. Buổi chiều tối, các nhà sư thực hiện lễ cầu an theo nghi thức Phật giáo. Sau đó, tổ chức thả hoa đăng trên sông. Bảy hoa đăng lớn tượng trưng cho bảy bang người Hoa khi xây dựng Thất phủ cổ miếu và hàng ngàn hoa đăng nh hơn được người dân theo sà lan được Ban tổ chức bố trí thả trôi theo dòng sông Đồng Nai trước miễu. Xong nghi thức thả hoa đăng, kết thúc lễ.

Lễ hội chùa Ông cù lao Phố được xem là biểu hiện rõ nét của bản sắc văn hóa Việt Nam ở Đồng Nai. Bởi vì, cư dân Đồng Nai hội nhập từ tứ xứ, tha hương ở vùng đất mới dễ kiếm sống nhưng khó thiết lập những quan hệ bền chặt cho nên rất trân trọng tình cảm “đồng cảnh ngộ”, nhiều lúc nó thiêng liêng hơn quan hệ họ hàng. Vì chung nỗi niềm xa xứ mà cư dân Việt, người Hoa dễ hội nhập với nhau. Tổ tiên, thần thánh, niềm tin của người Hoa cùng một hệ nông nghiệp nên thâm nhập vào thần điện cư dân Việt khá dễ dàng và ngược lại.

Đó là lý do người Vit - người Hoa không phân biệt ứng xử, cùng chung niềm tin thiêng liêng trong lễ hội chùa Ông. Đó cũng là biểu hiện của bản sắc đẹp trong văn hóa Việt Nam, nhất là ở Nam bộ: Tích hợp văn hóa đa nguồn, chung sống an lành trong tín ngưỡng đa hệ.        

Huỳnh Văn Tới

Tin xem nhiều
Liên kết hữu ích