Báo Đồng Nai điện tử
En

Tự hào nhưng không tự mãn

10:09, 30/09/2022

62 năm trước, trong bài báo Một thắng lợi vẻ vang đăng ở Báo Nhân Dân số 2389 ngày 3-10-1960, với bút danh T.L, Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá cao thành tích văn hóa giáo dục nước nhà sau 15 năm đất nước độc lập, tự do:

62 năm trước, trong bài báo Một thắng lợi vẻ vang đăng ở Báo Nhân Dân số 2389 ngày 3-10-1960, với bút danh T.L, Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá cao thành tích văn hóa giáo dục nước nhà sau 15 năm đất nước độc lập, tự do: “Về mặt văn hóa, thì dù ai có mù quáng đến mấy cũng phải thấy rằng chế độ xã hội chủ nghĩa của ta thắng lợi vẻ vang”. Sau đó, Người có lời dạy: “Chúng ta có quyền tự hào, nhưng chúng ta không được tự mãn”.

Lời dạy ấy được hiểu như thế nào? Tự hào là cảm xúc của con người mừng vui, phấn khởi, hưng phấn trước một sự kiện hoặc giá trị nào đó tạo cho con người động lực sống và lao động với chất lượng tốt hơn. Tự mãn là trạng thái của con người tự thỏa mãn về những gì đã làm được, đạt được mà cho rằng không cần phải cố gắng hơn nữa, dân gian ví von “ngủ quên trên giường chiến thắng”.

Nội hàm tự mãn có ranh giới mong manh với tự tin, nhưng là ruột thịt của tự đắc, họ hàng của tự kiêu, nguyên nhân của tự kỷ, thường là lý do của sự chậm tiến và thất bại. Người tự mãn thường cho mình là đúng, là hay, là nhất; dẫn đến bác bỏ người khác, giẫm chân tại chỗ, không chấp nhận cái tốt hơn, mới hơn.

Người tự mãn hay coi thường xung quanh, vô lễ với bề trên, vô tình với kẻ dưới, vô tâm với truyền thống, vô cảm với xã hội, hậu quả là vô tích sự trong sự nghiệp đổi mới để tiến bộ. Tự mãn là tự nhốt mình trong nhà tù của chính mình. Có cách hiểu khác, tự mãn là “tự mãn cuộc”, tức là tự kết thúc, tự dừng hoạt động trong dòng chảy cuộc đời.

Gần 60 năm qua, lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn là bài học quý cho mỗi người...

Ong Mật

Tin xem nhiều