TS Yousuke Kaifu (Trường đại học Tokyo) cùng đồng nghiệp đã phân tích dữ liệu của 138 phao được theo dõi qua vệ tinh ở đại dương gần Đài Loan và đảo Luzon của Philippines từ năm 1989-2017, được triển khai như một phần của Chương trình Trôi dạt toàn cầu để lập bản đồ các dòng hải lưu trên toàn thế giới.
TS Yousuke Kaifu (Trường đại học Tokyo) cùng đồng nghiệp đã phân tích dữ liệu của 138 phao được theo dõi qua vệ tinh ở đại dương gần Đài Loan và đảo Luzon của Philippines từ năm 1989-2017, được triển khai như một phần của Chương trình Trôi dạt toàn cầu để lập bản đồ các dòng hải lưu trên toàn thế giới. Qua cuộc nghiên cứu, chỉ có bão hay thời tiết bất thường thì 4 phao trôi dạt trong phạm vi 12 dặm ở đảo Ryukyu của Nhật Bản. Các phao này mô phỏng những chiếc bè đi ngược chiều cho thấy có rất ít khả năng người cổ đại đến đảo Ryukyu một cách tình cờ từ 30-35 ngàn năm trước.
Một chiếc xuồng độc mộc được chế tác bằng rìu đá mô phỏng theo các đồ tạo tác cổ của Nhật Bản đã đi thành công hơn 200km từ Đài Loan đến đảo Ryukyu của Nhật Bản vào năm 2019 |
Nghiên cứu trước đây cho rằng người cổ đại có thể đã đến quần đảo này bằng cách theo dòng hải lưu Kuroshio, một trong những dòng chảy lớn nhất và mạnh nhất thế giới. Theo ông Kaifu, những phát hiện mới cho thấy dòng hải lưu Kuroshio buộc người cổ đại trôi dạt ra xa đảo Ryukyu, điều này chứng minh: muốn đến được đảo Ryukyu, người cổ đại vượt biển đều có chủ đích. Các ghi chép địa chất cũng nêu rõ các dòng chảy trong khu vực vẫn ổn định trong ít nhất 100 ngàn năm qua. Vì vậy, hợp lý để kết luận rằng các phao này “bắt chước” cách thuyền cổ đại đến đảo Ryukyu đã hoạt động tốt như thế nào.
Các công cụ bằng đá và tàn tích cổ đại cho thấy những dòng dõi cổ xưa của loài người như Homo erectus có thể đã vượt biển tương tự cách đây ít nhất 709 ngàn năm. Và những đồ tạo tác được tìm thấy ở Australia cho thấy con người có thể đã bắt đầu du hành xuyên đại dương ít nhất 65 ngàn năm trước. Nhưng vẫn còn tranh cãi gay gắt về việc liệu những chuyến du hành trên đại dương của con người trong thời kỳ đồ đá cũ được thực hiện vô tình hay cố ý.
Các dữ liệu khác cho thấy con người cổ đại có thể đã cố tình thực hiện chuyến đi đến quần đảo Ryukyu. Vào năm 2019, một nhóm nhà thám hiểm đã thành công trong việc chèo thuyền hơn 200km từ Đài Loan đến đảo Yonaguni của Nhật Bản bằng cách sử dụng một chiếc xuồng độc mộc mà ông Kaifu và các đồng nghiệp đã thực hiện bằng cách sử dụng rìu đá mô phỏng các hiện vật thời kỳ đồ đá cũ của Nhật Bản.
Ngọc Minh (biên dịch theo sciencenews.org)