Guitar Việt Nam là món ăn tinh thần quen thuộc của con người Việt Nam trong cuộc sống lẫn trên sân khấu biểu diễn chuyên nghiệp. Guitar Việt Nam nay đã được nâng cấp cao hơn như một món quà thủ công mỹ nghệ cao cấp qua ý tưởng suy nghĩ lẫn ý tưởng của Trần Quang Vũ được là nhà sáng lập Guitar Custom Việt Nam đứng sau các sản phẩm độc đáo và sắc sảo được các khách hàng Mỹ; Úc hay Châu Âu; Châu Á quan tâm. Cùng chúng tôi gặp và trao đổi cùng ông “Trần Quang Vũ” - Founder “Guitar Custom Việt Nam”
PV: Được biết ông qua nhiều bài báo và hình ảnh gắn liền với Guitar thủ công mỹ nghệ Việt Nam, ông có thể chia sẻ về hành trình này được không?
Vào những năm 2017, nhận biết được các thiết kế Guitar Việt Nam lỗi thời. Tôi và người thầy của mình tự vẽ ra con đường riêng của mình là Guitar Custom Việt Nam nhằm nâng cao hình ảnh Guitar Việt Nam trên trường quốc tế lẫn bạn bè năm châu. Ban đầu tôi là người đứng sau đầu tư về các mẫu và vốn hoạt động ban đầu cho Guitar Custom Việt Nam.
PV: Theo anh, tay nghề người thợ làm đàn Guitar tại Việt Nam như thế nào?
Người Việt Nam nói chung hay người thợ làm Guitar tại Việt Nam rất giỏi và khéo tay. Nhưng có một điểm yếu là chúng ta vẫn còn tự mãn và sính ngoại các mặt hàng đàn nước ngoài và còn thiếu sự đầu tư về nguyên nguồn vật liệu để làm nên cây đàn tốt. Cho nên, Guitar Custom Việt Nam tiên phong trong việc chịu làm và chịu đầu tư chỉ mong muốn duy trì và phát huy bản sắc dân tộc.
PV: Qua cuộc khảo sát, Chúng tôi cũng nhận ra điều này. Ông có thể chia sẻ quá trình hay sự khác biệt của sản phẩm mang đậm tính nghệ thuật và mỹ thuật này?
Hơn 8 năm, tôi mày mò tìm hiểu các mẫu mã cùng với việc học hỏi và trao đổi kiến thức về gỗ và kỹ thuật chế tác đàn cao cấp. Điều quan trọng mang tới sự khác biệt là loại gỗ làm nên cây đàn phải có những nét vân gỗ lạ và đặc trưng và quan trọng phải có chất âm. Hơn nữa là sự phối hợp về gỗ trên toàn bộ cây đàn do trên một cây đàn có rất nhiều bộ phận hay chi tiết. Về âm thanh, Chúng tôi theo sát các nghệ nhân khi làm về các bộ phận như thùng đàn, cần, tút, ngựa... để tạo ra cây đàn đẹp nhưng phải hay.
PV: Quá trình hình thành và làm việc quá gian nan, có bao giờ anh muốn bỏ cuộc?
Cũng lắm lúc, Tôi cũng muốn bỏ cuộc nhưng nếu vậy thì mọi công sức bao lâu nay coi như đổ sông đổ biển. Cứ nghĩ vậy mà tôi cứ tiếp tục và duy trì nó như 1 thói quen bất chấp khó khăn hay vất vả. Là doanh nghiệp tiên phong suy nghĩ và làm ra chỉ mong muốn làm cánh én cho nền nhạc cụ nước nhà.
PV: Được biết, anh là người mang Guitar Nhật Bản triển lãm và thương mại tại Nhật Bản?
Năm 2017, Cơ sở chúng tôi nhỏ và quy mô sản xuất vừa phải theo kiểu Hộ Kinh Doanh. Thay vào đó, Chúng tôi sản xuất kĩ và chọn lọc cho nên các đối tác tại Nhật hay Châu Âu hay Mỹ tìm đến để gia công hàng theo yêu cầu. Tháng 5-2017, Chúng tôi được ngỏ lời từ một bên đối tác Nhật Bản mở và kinh doanh tại đây. Hiện các mặt hàng đang được triển lãm ở 1 số sự kiện tại Nhật Bản (Yokohama Music Style)
PV: Có thể đây là điểm nổi bật để anh nhận hàng loạt các giải thưởng doanh nhân?
Năm 2023, Tôi may mắn nhận được hàng loạt giải thưởng từ liên hiệp và hiệp hội do những đóng góp cho nền nhạc cụ nước nhà.
Có thể kể tới, Doanh nhân tiêu biểu Việt Nam (2023); Doanh Nhân Sao Vàng (2023); Doanh nhân Nhà trí thức tiêu biểu Việt Nam (2023)...
PV: Hướng đi sắp tới của doanh nghiệp anh là gì?
Năm 2024, Chúng tôi thực hiện các dòng đàn Guitar đậm chất Việt Nam từ gỗ đến kiểu dáng. Chúng tôi mong muốn tạo làn gió mới cho nền Guitar Việt Nam.
Ngoài ra, Chúng tôi tạo điều kiện cho các nghệ nhân làm đàn học hỏi qua giáo trình và nâng cao tay nghề qua các khóa học chuyên sâu từ các đối tác hỗ trợ.
PV: Anh có chia sẻ gì đối với các bạn trẻ khi khởi nghiệp?
Theo tôi tự nhận bản thân mình thật sự chưa giỏi và cần cố gắng hơn trong việc trao dồi quản lý và điều hành và lẫn chuyên môn.
Tôi chỉ có thể chia sẻ: “Để khởi nghiệp các bạn cần chuẩn bị 1 tinh thần thép và cái đầu lạnh bởi kinh doanh là một thương trường đầy sự cạnh tranh có thể nay bạn vinh quang cũng có thể mai bạn thất bại. Và các bạn nên chọn dịch vụ thay vì sản xuất như tôi do đặc thù sản xuất gian truân và khó khăn hơn hẳn”.
An Nhiên
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin