Báo Đồng Nai điện tử
En

"Nới tay" với tỷ giá

09:01, 04/01/2016

Ngân hàng Nhà nước hôm 31-12-2015 đã ban hành Quyết định số 2730/QĐ-NHNN về việc công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ, tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam với một số ngoại tệ khác. Quyết định mới có hiệu lực từ 4-12-2016.

Ngân hàng Nhà nước hôm 31-12-2015 đã ban hành Quyết định số 2730/QĐ-NHNN về việc công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ, tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam với một số ngoại tệ khác. Quyết định mới có hiệu lực từ 4-12-2016.

Trước đó, khi tỷ giá USD/VNĐ căng thẳng vào cuối năm vì nhu cầu lớn, Ngân hàng Nhà nước cũng đã có một vài chính sách điều hành gây “sốc” cho thị trường khi giảm lãi suất gửi ngoại tệ về 0%, thậm chí còn loan tin khách gửi ngoại tệ sẽ phải trả phí cho ngân hàng trong thời gian tới.

Theo Quyết định 2730, t giá trung tâm ca đồng Vit Nam vi đô la Mỹ do Ngân hàng Nhà nước công b hàng ngày là cơ s để các t chc tín dng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép thc hin hot động kinh doanh, cung ng dch v ngoi hi xác định t giá mua, t giá bán ca đồng Vit Nam vi đô la Mỹ. T giá trung tâm được xác định trên cơ s tham chiếu din biến t giá bình quân gia quyn trên th trường ngoi t liên ngân hàng, din biến t giá trên th trường quc tế ca mt s đồng tin ca các nước có quan h thương mi, vay, tr n, đầu tư ln vi Vit Nam, các cân đối kinh tế vĩ mô, tin t và phù hp vi mc tiêu chính sách tin t.

Nghĩa là hàng ngày, Ngân hàng Nhà nước sẽ công bố tỷ giá chính thức vào giờ chốt giao dịch cuối ngày, cộng với một biên độ nhất định (cũng do Ngân hàng Nhà nước quyết định dựa trên các yếu tố diễn biến thị trường). Tỷ giá trung tâm cộng với biên độ này sđược lấy làm tỷ giá giao dịch của ngày hôm sau.

Có thể nói đây là một bước đi khá đột phá từ phía Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sau nhiều năm “chốt cứng” cách điều hành tỷ giá theo mệnh lệnh hành chính: Ngân hàng Nhà nước quy định tỷ giá chính thức và biên độ dao động tối đa (thường ở mức 3-5%) và duy trì tỷ giá trong suốt một thời gian dài, hết sức tránh biến động. Trong khi đó, tỷ giá thực tế lên xuống mỗi ngày, đặc biệt ở thị trường tự do đã làm “nhiễu” thị trường. Người có ngoại tệ mạnh lại rút từ ngân hàng ra bán ở thị trường tự do để kiếm lời, hoặc “ghim” lại chờ giá lên trong khi thị trường đang khan ngoại tệ... Việc hạ lãi suất đô la Mỹ (đồng ngoại tệ mạnh nhất tại Việt Nam hiện tại) xuống còn 0%, cộng với việc ban hành cơ chế tỷ giá mới được xem là một bước tiến lớn trong quá trình chống lại “đô la hóa” thị trường tiền tệ Việt Nam.

Trong buổi họp báo cuối năm 2015, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình cũng lý giải, quyết định mới này xuất phát từ nguyên do năm 2015 thị trường tiền tệ có nhiều diễn biến khó lường, trong đó đặc biệt là việc Trung Quốc thả nổi đồng nhân dân tđột ngột, khiến Ngân hàng Nhà nước đã phải “phá” cam kết điều chỉnh không quá 2%/năm. Thêm vào đó là tình hình tài chính cuối năm ảnh hưởng từ thị trường thế giới, quyết định tăng lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ... Vì thế, Ngân hàng Nhà nước đã thay đổi chiến lược bằng cách điều chỉnh lên xuống hằng ngày, thay vì “neo cứng” như những năm trước.

Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình, đã có nhiều quốc gia áp dụng cơ chế tỷ giá linh hoạt này, có thể lên xuống vài % theo ngày, và không ảnh hưởng lắm đến người dân vì họ vẫn dùng đồng bản tệ là chủ yếu.

Quyết định mới về tỷ giá cũng khép lại 4 năm ròng rã “hành trình chống đô la hóa” từ 2011 của thống đốc và Ngân hàng Nhà nước. Với hy vọng trong năm mới, tỷ giá - lãi suất - hoạt động ngân hàng sẽ tiếp tục ổn định và ổn thỏa hơn sau một thời gian dài nhiều biến động khó khăn.

Vi Lâm

 

Tin xem nhiều