Báo Đồng Nai điện tử
En

Luật và lệ

11:12, 28/12/2015

Tiến sĩ Vũ Khâm Lân là người làng Ngọc Lặc, xã Ngọc Sơn, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. Vốn là con nhà nghèo, ông phải sớm làm lụng mưu sinh, cố công học tập để mau chóng thành đạt. Năm Đinh Mùi (1727), triều Lê Dụ Tông, ông thi đỗ Đồng tiến sĩ xuất thân lúc 25 tuổi, sau làm tới chức Hữu thị lang Bộ Lại.

Tiến sĩ Vũ Khâm Lân là người làng Ngọc Lặc, xã Ngọc Sơn, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. Vốn là con nhà nghèo, ông phải sớm làm lụng mưu sinh, cố công học tập để mau chóng thành đạt. Năm Đinh Mùi (1727), triều Lê Dụ Tông, ông thi đỗ Đồng tiến sĩ xuất thân lúc 25 tuổi, sau làm tới chức Hữu thị lang Bộ Lại. Tương truyền, khi được triều đình giao nhiệm vụ ra đề thi cho sĩ tử để tuyển nhân tài, ông đã từng ra một đề thi rất lạ lùng.

Theo sách Việt sử thông giám, thời bấy giờ, quan lại không có bổng lộc thường xuyên mà sống bằng việc kiện tụng. Những việc như khám xét, bắt tội, giam giữ, các quan dưới đều làm sai lẽ, vì thế kiện tụng càng nhiều. Triều đình bèn ra lệnh: nếu không có việc gì cấp bách, nghiêm trọng, không tổn hại gì đến ai, thì không được tố cáo, kiện tụng, nhằm làm giảm bớt án kiện. Nhưng dân chúng đã thành thói quen thưa kiện, lệnh ra cũng chẳng giải quyết được gì. Quan Hữu thị lang Bộ Lại Vũ Khâm Lân vì việc đó bèn ra đề bài: Ví thử có người làm quan, thấy kẻ giết người giữa ban ngày, nhưng khổ chủ lại ham của đút mà ỉm đi, không chịu tố giác khiến quan phải lúng túng, vì lấy luật để xử hung thủ thì sai lệ, mà theo lệ ngồi nhìn thì sai luật. Muốn làm đúng cả luật lẫn lệ thì phải làm thế nào?

Làm quan mà không có bổng lộc, tức không được… lãnh lương, làm sao có thể an lòng để giữ được sự liêm khiết. Lệnh cấm của triều đình cũng thật lạ đời, việc nhỏ bỏ qua không được xử, tất tích tụ lâu ngày mà thành việc lớn, xã hội càng rối ren.  Chẳng trách sao triều Lê Dụ Tông lại mục ruỗng đến vậy. Ngày nay cũng thế thôi, công chức, viên chức, người lao động lương ba cọc ba đồng, không đảm bảo mức sống tối thiểu làm sao yên lòng phục vụ nhân dân, yên tâm sản xuất? Nhà nước khi ban hành luật, giải quyết các vấn đề bất cập trong xã hội cần giải quyết căn cơ gốc rễ, chứ không nên chỉ chú trọng “cắt ngọn”.    

Trực Tử

Tin xem nhiều