Báo Đồng Nai điện tử
En

Ngộ, kỳ, lạ

10:05, 02/05/2016

Cô Ba cà phê thì thào với anh Tư Bốn:<br>

- Anh Tư, hổm rày em nghe thiên hạ bàn tán về bài thơ cái gì mà ngộ ngộ của cô giáo ở Hà Tĩnh, anh có đọc hông?

Cô Ba cà phê thì thào với anh Tư Bốn:

- Anh Tư, hổm rày em nghe thiên hạ bàn tán về bài thơ cái gì mà ngộ ngộ của cô giáo ở Hà Tĩnh, anh có đọc hông?

Anh Tư Bốn đang bưng ly cà phê lên, bỗng bỏ xuống:

- Ờ, nghe người ta rần rần, tui cũng tò mò lên mạng đọc thử. Có điều, đọc xong tui hổng thấy ngộ, mà thấy kỳ, rồi thấy lạ.

Cô Ba cà phê trố mắt:

- Ủa, sao vậy anh?

Anh Tư Bốn chậm rãi:

- Tui thấy kỳ, là vì đất nước mình trong 41 năm hòa bình, độc lập đã phải oằn mình chống đỡ biết bao nhiêu khó khăn, gian khổ mới có được những thành tựu hôm nay. Nhìn lại đi, đất nước hôm nay người dân chưa hẳn đã giàu nhưng không còn người đói, người nghèo thì luôn được Nhà nước, xã hội, cộng đồng quan tâm giúp đỡ, có ai bị bỏ mặc? Cả thế giới nhìn về Việt Nam đều “dè chừng” trước tốc độ phát triển kinh tế trong tương lai . Bao nhiêu điều tốt đẹp, sao cái cô giáo đó hổng thấy, hổng khen, mà chỉ nhìn thấy gì gì đâu đâu. Tui cũng kỳ ở chỗ hổng biết cô giáo đó lớn lên ở cái xứ nào, mà tự phán xét cả dân tộc “Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn/ Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm”. Nếu dân tộc mình “không chịu lớn” như cô ấy nói, thì giờ đây làm gì còn dải đất hình chữ S trên bản đồ thế giới, làm gì còn 2 tiếng Việt Nam?

Cô Ba cà phê gật gù, hỏi tiếp:

- Vậy còn anh lạ cái chỗ nào?

Anh Tư Bốn trầm giọng:

- Lạ ở chỗ, một cô giáo mang tư tưởng như vậy sẽ truyền đạt cái gì cho học sinh về quê hương, dân tộc mình? Đứng về góc độ cá nhân, cô ấy có quyền suy tư, có quyền đánh giá theo cái nhìn riêng của mình. Nhưng nếu là người đứng trên bục giảng, khi cô ấy không tin vào tương lai của đất nước, thì các thế hệ học trò của cô ấy sẽ nhận được gì từ người thiếu niềm tin ấy?

Ong mật

Tin xem nhiều