"Nếu chỉ có lòng căm thù, căm thù đến mức làm lu mờ ý chí thì quân và dân ta không thể làm nên chiến thắng Hà Nội - Điện Biên phủ trên không.
"Nếu chỉ có lòng căm thù, căm thù đến mức làm lu mờ ý chí thì quân và dân ta không thể làm nên chiến thắng Hà Nội - Điện Biên phủ trên không.
Trong điều kiện chiến đấu không cân sức giữa ta và địch, sự tiên đoán, chỉ đạo tài tình của Đảng, Bác Hồ, và tinh thần, ý chí sắt đá của quân, dân ta chính là thứ vũ khí tối tân" - Trung tướng Phạm Tuân, phi công Việt Nam đầu tiên bắn rơi B-52 của không quân Mỹ khẳng định trong cuộc nói chuyện với học sinh Trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành (Cầu Giấy) ngày 16-12.
Vũ khí của ta là ý chí
Anh hùng Phạm Tuân kể: Dùng B-52 đánh vào miền Bắc Việt Nam, Mỹ biết rất rõ ta chỉ có bao nhiêu tiểu đoàn tên lửa, bao nhiêu sân bay, máy bay, bao nhiêu phi công. Vũ khí của chúng hiện đại gấp nhiều lần ta, lực lượng của chúng chênh lệch hơn ta. Không quân Mỹ chỉ đánh vào ban đêm và liên tục gây nhiễu khiến các phương tiện chiến đấu của ta dễ bị mù phương hướng. Nhưng quân và dân ta không hề khiếp sợ, ngược lại chúng ta vẫn chủ động đánh địch.
Vũ khí của ta là ý chí
Anh hùng Phạm Tuân kể: Dùng B-52 đánh vào miền Bắc Việt Nam, Mỹ biết rất rõ ta chỉ có bao nhiêu tiểu đoàn tên lửa, bao nhiêu sân bay, máy bay, bao nhiêu phi công. Vũ khí của chúng hiện đại gấp nhiều lần ta, lực lượng của chúng chênh lệch hơn ta. Không quân Mỹ chỉ đánh vào ban đêm và liên tục gây nhiễu khiến các phương tiện chiến đấu của ta dễ bị mù phương hướng. Nhưng quân và dân ta không hề khiếp sợ, ngược lại chúng ta vẫn chủ động đánh địch.
Trung tướng Phạm Tuân trong chương trình giao lưu với học sinh Trường Nguyễn Tất Thành. |
Từng chỉ huy Tiểu đoàn 77, Trung đoàn Tên lửa 257, Sư đoàn Phòng không 361 (Đoàn Cờ Đỏ), Quân chủng Phòng không - Không quân, Đại tá Đinh Thế Văn nhớ rõ từng chi tiết trong các trận chiến đấu với B-52. Ông cho biết, mưa bom, lửa đạn khốc liệt của kẻ thù không quật ngã được tinh thần, ý chí chiến đấu của bộ đội ta, trong đó có Trung đội trưởng Bệ đạn, Đại đội 2, Tiểu đoàn 77 Nguyễn Văn Hảo. Ngày 28-12, khi đang nghỉ giải quyết việc riêng, Trung đội trưởng Nguyễn Văn Hảo nghe tin máy bay B-52 ném bom Hà Nội đã từ quê Quảng Ninh lên tham gia chiến đấu. Anh bị trúng bom, hy sinh ngay trên trận địa. Trong đợt không kích của máy bay Mỹ vào trận địa Chèm, Chính trị viên Đại đội 2 Nguyễn Văn Quyển, cũng bị thương khi đang chỉ huy bộ đội thu hồi bệ để kéo khí tài ra khỏi trận địa… Kể đến đây, vị Tiểu đoàn trưởng của tiểu đoàn bắn rơi nhiều máy bay B-52 nhất trên bầu trời Hà Nội không kìm được xúc động, giọng nói hào sảng của ông bỗng lạc đi, đôi mắt rưng rưng. Hàng trăm người dưới hội trường phường Ô Chợ Dừa (Đống Đa) trong buổi giao lưu, gặp gỡ nhân chứng kỷ niệm 40 năm chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" chiều 14-12 nghe ông Đinh Thế Văn kể đã lặng đi, rưng rưng nước mắt.
Ngoài lực lượng chính quy, những trận địa phòng không của dân quân tự vệ cũng góp phần không nhỏ làm nên chiến thắng. Điển hình là trận địa pháo cao xạ 14,5 ly của những chiến sĩ "sao vuông" Nhà máy Cơ khí Lương Yên, Nhà máy Cơ khí Mai Động, Nhà máy Gỗ Hà Nội tại Vân Đồn, ngoài bãi sông Hồng lập nên kỳ tích bắn rơi máy bay F111 cánh cụp cánh xòe đêm 22-12-1972. Trong căn nhà ở phường Ngọc Lâm (quận Long Biên), nguyên xạ thủ số 1 Nguyễn Văn Hùng, tự vệ Nhà máy Cơ khí Lương Yên kể về giây phút hạ máy bay F111 đầy tự hào. "Lúc đó tinh thần chiến đấu của anh em tự vệ cao lắm. Tôi là Trung đội phó nên thường xuyên ra vào trận địa, theo dõi, đôn đốc anh chị em thực hiện tốt nhiệm vụ. Nhà máy có 500 người thì có trên 100 người tham gia tự vệ, lập thành 4 khẩu đội. Mỗi tháng có một tuần trực chiến, thời gian còn lại tham gia sản xuất bình thường" - Ông Hùng cho hay.
Gìn giữ, phát huy giá trị của chiến thắng
Đánh giá về chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không", ông Dương Trung Quốc, Tổng Thư ký Hội Khoa học lịch sử Việt Nam khẳng định: Chúng ta đã đập tan âm mưu "đưa miền Bắc Việt Nam trở lại thời kỳ đồ đá" của đế quốc Mỹ bằng chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" trong điều kiện chênh lệch về lực lượng chiến đấu nhưng dư thừa quyết tâm, ý chí, đã buộc Mỹ phải ký Hiệp định Paris chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, tạo ra bước ngoặt mới cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đi đến thắng lợi hoàn toàn vào năm 1975. Vì thế, "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" không chỉ là một trận đánh, mà còn là một hệ giá trị rất cần được các thế hệ người Việt Nam kế thừa, phát huy. Ông đã kể cho học sinh Trường THCS Nguyễn Tất Thành (quận Cầu Giấy) hôm 16-12 vừa qua, rằng: "Năm 2011, cả thế giới ngưỡng mộ, khâm phục khi chứng kiến người dân Nhật Bản trật tự, kiên cường, bình tĩnh trước thảm họa động đất, sóng thần. Các bạn trẻ hôm nay ít người biết rằng, trong thời kỳ chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, người Hà Nội cũng rất bình bĩnh, mỗi người một việc, chỉ trong một đêm, hơn 50 vạn dân Hà Nội đã lặng lẽ sơ tán trong khi thiếu phương tiện đi lại, thiếu phương tiện thông tin. Họ sẵn sàng giao nhà, giao những đứa con thân yêu nhờ hàng xóm nuôi dưỡng, trông coi vì mục đích chung, còn người vùng nông thôn thì nồng hậu mở cửa nhà mình đón người Hà Nội về sơ tán. Tinh thần đó đáng khâm phục, đáng trân trọng lắm chứ, cần được trao truyền, gìn giữ và phát huy lắm chứ".
Cũng tại buổi nói chuyện này, Anh hùng Phạm Tuân chia sẻ: "Tôi luôn mong ước trở thành phi công chiến đấu, nhưng cơ thể vốn gầy gò, lại thêm bệnh rối loạn nhịp tim nên tôi bị loại khỏi vòng khám tuyển. Năm 1965, tôi được cử sang Liên Xô (cũ) để học sửa chữa ra đa trên máy bay, vừa học tôi vừa rèn luyện, khắc phục các điểm yếu thể trạng, cuối cùng mong ước được lái máy bay của tôi trở thành hiện thực. Lạ hơn, khi ngồi trên buồng lái, đối mặt với nhiều áp lực, tim tôi lại ổn định". Từ trải nghiệm thực tế của bản thân, Anh hùng phi công Phạm Tuân đưa ra lời khuyên: "Điều kiện để các cháu phấn đấu, rèn luyện thuận lợi hơn thế hệ các bác rất nhiều. Bản thân các cháu có cơ sở văn hóa, nền tảng truyền thống vững chắc, chỉ cần các cháu có chung mục tiêu, lý tưởng xây dựng quê hương, đất nước no ấm, hạnh phúc, hòa bình và các cháu không ngừng rèn luyện, phấn đấu thì chắc chắn mục tiêu ấy sẽ trở thành hiện thực. Thành quả cách mạng mà thế hệ các bác dày công gây dựng nhờ đó cũng sẽ được nhân lên".
Lắng nghe những lời căn dặn này, em Phan Văn Cường, lớp 8A4, Trường THCS Nguyễn Tất Thành tâm sự: "Em thấy trong lòng trỗi dậy tình yêu quê hương, đất nước, thấy mình cần có trách nhiệm với tương lai. Em hiểu được rằng, trong cuộc sống hằng ngày chúng em phải biết sàng lọc thông tin để tiếp nhận cho đúng, phải ứng xử với bạn bè, người thân, với xã hội nhân văn hơn, giảm cái tôi cá nhân đi". Có lẽ suy nghĩ của em Phan Văn Cường cũng là suy nghĩ chung của thế hệ học sinh hôm nay.
Theo Hà Nội Mới