Báo Đồng Nai điện tử
En

Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29 (Khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Công Nghĩa (tổng hợp)
10:06, 15/08/2024

Ngày 12-8, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Kết luận số 91-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4-11-2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Nhiều thành quả đổi mới giáo dục và đào tạo

Theo kết luận số 91-KL/TW của Bộ Chính trị, sau 10 năm triển khai thực hiện nghị quyết 29 đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Cả nước đã hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, duy trì vững chắc, từng bước nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. Với giáo dục phổ thông chuyển hướng tích cực từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực người học, chất lượng giáo dục phổ thông đại trà và mũi nhọn ngày càng nâng cao.

Phó bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh tham quan một lớp học tại Trường mầm non Thái Quang Teakwang Vina tại KCN Long Bình phục vụ chăm sóc con công nhân. Ảnh: Công Nghĩa
Giáo dục thường xuyên phát triển đa dạng về nội dung và hình thức. Các phong trào thi đua học tập, khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập được quan tâm thực hiện. Giáo dục nghề nghiệp đã phát triển mạnh về số lượng và chú trọng nâng cao chất lượng từng bước đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường lao động.

Đối với giáo dục đại học tiếp tục đổi mới, gắn với tăng cường tự chủ đã tạo ra động lực mới, tạo chuyển biến mạnh về chất lượng, hiệu quả trong đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học. Số lượng chương trình đào tạo được kiểm định và công bố khoa học quốc tế tăng mạnh, một số cơ sở giáo dục đại học và nhóm ngành đào tạo được xếp hạng cao trong khu vực và thế giới.

Về phương pháp dạy và học và công tác thi, kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục được đổi mới theo hướng hiện đại, ngày càng thực chất, hiệu quả hơn. 

Cùng với đó đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục cơ bản được chuẩn hóa, từng bước bảo đảm số lượng. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được cải thiện, bước đầu đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo.

Nhiều hạn chế, bất cập được chỉ rõ

Kết luận số 91-KL/TW của Bộ Chính trị cũng chỉ rõ, bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện nghị quyết số 29 vẫn còn một số hạn chế, bất cập. Cụ thể, việc thể chế hóa một số nội dung của nghị quyết thành chính sách, pháp luật phục vụ đổi mới giáo dục và đào tạo, quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học chậm được ban hành. Thực hiện tự chủ trong các cơ sở giáo dục, đào tạo, triển khai chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới còn gặp nhiều khó khăn. Liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo, phân luồng học sinh sau trung học cơ sở còn bất cập.

lãnh đạo thành phố Biên Hòa đang quyết liệt triển khai khắc phục tình trạng quá tải trường lớp. Ảnh: Công Nghĩa
Lãnh đạo thành phố Biên Hòa đang quyết liệt triển khai khắc phục tình trạng quá tải trường lớp. Ảnh: Công Nghĩa

Hoạt động giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học chưa thực sự gắn với thị trường lao động, chưa đáp ứng yêu cầu nhân lực cho các ngành kinh tế mới, công nghệ cao. Trình độ ngoại ngữ, trong đó có tiếng Anh của lao động qua đào tạo còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Tỷ lệ học sau đại học, nhất là các ngành khoa học cơ bản, kỹ thuật và công nghệ còn thấp. Cơ cấu, số lượng đội ngũ nhà giáo ở nhiều địa phương chưa hợp lý, chất lượng chưa đồng đều. Chính sách, cơ chế tài chính cho giáo dục còn bất cập. Tỷ lệ phòng học chưa kiên cố hóa còn cao, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học còn thiếu, nhất là ở khu vực miền núi, khu công nghiệp, khu vực đông dân cư.

Một số chỉ tiêu nghị quyết đề ra chưa hoàn thành, công tác truyền thông về đổi mới giáo dục và đào tạo, xã hội hóa giáo dục và hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo còn có mặt hạn chế, chưa thu hút được nhiều nguồn lực ngoài nhà nước đầu tư cho giáo dục...

Bộ Chính trị yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã nêu trong nghị quyết 29-NQ/TW, nghị quyết Đại hội XIII và các nghị quyết khác của Đảng về giáo dục và đào tạo; đồng thời tập trung thực hiện tốt 9 nhiệm vụ trọng tâm nêu trong kết luận.

Thực hiện các giải pháp đồng bộ

Tiếp tục phát huy những thành tựu đạt được, khắc phục hiệu quả những hạn chế, bất cập, Bộ Chính trị yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị, xã hội tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã nêu trong Nghị quyết 29-NQ/TW, Nghị quyết Đại hội XIII và các nghị quyết khác của Đảng về giáo dục và đào tạo; đồng thời tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ.

Các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, người đứng đầu địa phương, đơn vị tiếp tục nâng cao nhận thức, tăng cường trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt và thực hiện đầy đủ, sâu sắc quan điểm coi giáo dục và đào tạo là “quốc sách hàng đầu”, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Bảo đảm vai trò chủ đạo của Nhà nước, đồng thời thu hút sự tham gia tích cực của xã hội trong phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho phát triển, được ưu tiên trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo…

Tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về giáo dục và đào tạo, tháo gỡ những điểm nghẽn. Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo và giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh, sinh viên.

Ban hành và tổ chức triển khai hiệu quả chương trình giáo dục mầm non mới với nội dung và phương pháp tiên tiến, phù hợp với điều kiện thực tiễn. từng bước thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 3, 4 tuổi… Tập trung đầu tư hiện đại hóa giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học và nâng cao tiềm lực nghiên cứu khoa học trong các cơ sở giáo dục, đào tạo. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng mở, linh hoạt, liên thông thúc đẩy xã hội học tập và học tập suốt đời, đẩy mạnh chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo.

Mô hình thư viện xanh được áp dụng ở nhiều trường vùng sâu vùng xã của tỉnh. Ảnh VT
Mô hình thư viện xanh được áp dụng ở nhiều trường vùng sâu vùng xã của tỉnh. Ảnh VT

Cần phát triển, nâng cao chất lượng, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp. Bảo đảm đủ số lượng giáo viên theo định mức quy định. Nghiên cứu cơ chế, chính sách điều động, luân chuyển giáo viên giữa các địa phương để giải quyết căn bản tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ và nâng cao chất lượng giáo dục cho các vùng khó khăn. Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý, bảo đảm đủ điều kiện cơ sở vật chất và nguồn lực tài chính cho phát triển giáo dục và đào tạo; bảo đảm ngân sách nhà nước chi cho giáo dục, đào tạo tối thiểu 20% tổng chi ngân sách nhà nước như Nghị quyết số 29-NQ/TW đã đề ra.

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển đất nước trong giai đoạn mới.

Công Nghĩa (tổng hợp)

Tin xem nhiều