...Là một thanh niên xung phong, rồi cán bộ Đoàn, rồi làm phóng viên Báo Tuổi Trẻ, tôi cũng như nhiều người khác, thường gặp ông: Võ Văn Kiệt hay chú Sáu Dân. “Thường gặp” không phải là chúng tôi chạy tới xin gặp ông vì công việc mà ngược lại, ông tự đến (khi thì với thanh niên xung phong trên những công trường như công trường Trần Quang Cơ ở Tam Tân - Củ Chi vào lúc một giờ sáng hay nói chuyện tại Nhà văn hóa Thanh Niên cho đến nửa đêm hay đến thăm Báo Tuổi Trẻ gần như định kỳ...). Tôi là một trong đám đông đó và tất nhiên tôi nhận ra ông, không chỉ vì ông là nhà lãnh đạo nổi bật, mà vì ông là Võ Văn Kiệt...
...Là một thanh niên xung phong, rồi cán bộ Đoàn, rồi làm phóng viên Báo Tuổi Trẻ, tôi cũng như nhiều người khác, thường gặp ông: Võ Văn Kiệt hay chú Sáu Dân. “Thường gặp” không phải là chúng tôi chạy tới xin gặp ông vì công việc mà ngược lại, ông tự đến (khi thì với thanh niên xung phong trên những công trường như công trường Trần Quang Cơ ở Tam Tân - Củ Chi vào lúc một giờ sáng hay nói chuyện tại Nhà văn hóa Thanh Niên cho đến nửa đêm hay đến thăm Báo Tuổi Trẻ gần như định kỳ...). Tôi là một trong đám đông đó và tất nhiên tôi nhận ra ông, không chỉ vì ông là nhà lãnh đạo nổi bật, mà vì ông là Võ Văn Kiệt...
Nhưng thời gian mà bây giờ sau 27 năm tôi còn nhớ và muốn nhớ nhất, chính là thời gian tôi được Ban biên tập Báo Tuổi Trẻ (lúc đó còn đóng trụ sở ở số 12 Duy Tân, nay là Phạm Ngọc Thạch và là tòa soạn của báo thiếu nhi Khăn Quàng Đỏ) phân công chuyên theo dõi công trình thủy điện Trị An, nằm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Mà Trị An trong trí nhớ của tôi là Võ Văn Kiệt. Không, xin bạn đọc đừng hiểu lầm rằng, tôi có ý sùng bái cá nhân. Tôi vẫn biết rằng đó là Nghị quyết của Đảng, là đóng góp của hàng chục triệu con người, là Trưởng ban xây dựng công trình thiếu tướng Trần Văn Danh (Ba Trần), là Bộ Điện lực, là tổng công trình sư Nga... là... là... Nhưng giả sử không có ông thì tôi tin rằng không có thủy điện Trị An lúc đó (có thể sau này vẫn có..., nhưng lúc đó thì không), bởi vì mô hình “Nhà nước và nhân dân cùng làm” là một sáng tạo thành công với thực tiễn Nhà máy thủy điện Trị An, vào thời điểm rất nhạy cảm với khái niệm “nhân dân” khi mà chỉ có Bộ Điện lực mới được quyền đầu tư vào những công trình năng lượng, vì đòi hỏi chuyên môn cao là một lẽ, mà lẽ khác đó mới là chủ nghĩa xã hội.
Trích nhật ký:
“
Mười giờ đêm. Gió rừng lạnh. Qua khỏi con đường bê-tông còn phải lội bộ gần nửa cây số, những vũng nước, những gốc cây, những đống cát, sắt, đá, gỗ... để đến khu thi công 24/24 giờ này. Hơn mười chiếc cạp lớn, bốn máy đào và máy dầm chạy đi chạy lại trên một diện tích 2.000 m² làm cho góc rừng rộn rã ấm áp. Đồng chí Võ Văn Kiệt khoác áo lạnh, cầm đèn pin đến tận chỗ những máy ủi. Mắt đèn soi sáng những sợi tóc bạc, những nếp nhăn lo lắng...
Chỉ cách đó mấy giờ đồng hồ, gặp đồng chí ở hành lang Đại hội Đảng bộ TP.Hồ Chí Minh, trong cái đông vui gặp lại, đồng chí vẫn không quên: “Các bạn thanh niên thành phố có biết công nhân ở Trị An đang sống và làm việc thế nào không?”.
Còn giờ đây, đồng chí ôm chầm lấy người tài xế xe ủi vừa từ buồng máy lao xuống lấm lem bụi đất xúc động bồi hồi. Dưới ánh đèn xe ủi, thấy mắt người tài xế trẻ - Nguyễn Thế Phồn, 28 tuổi, rơm rớm. Anh khóc. Họ đã làm việc trắng đêm suốt cả tuần nay để bù lại những ngày mưa gió đã qua. Mắt Phồn và những người thợ đứng chung quanh đậm quầng thâm. Đồng chí Võ Văn Kiệt ôm hôn từng người một như hôn cả Trị An - đã từng thấm máu và giờ đây như nếm thấy vị mặn mồ hôi. “Cám ơn các em - đồng chí nói - vì chính lao động của các em, lòng nhiệt tình của các em là báo hiệu cho sự thành công của cả công trình, là niềm hy vọng của mọi người”. Tưởng như đồng chí đang nói trước 18 triệu dân trong vùng - miền đất đang cháy bỏng nỗi đợi chờ 1,7 tỷ kilowatt giờ điện của Trị An.
Tiếng nói cùng tiếng máy ủi, máy trộn bê-tông, tiếng thác từ xa, tiếng ve rừng, tiếng mìn phá đá làm thành bản hợp ca hùng vĩ của lao động con người”.
27 năm đã trôi qua, nhiều nhân vật trong đoạn nhật ký này đã không còn nữa. Nhưng ông thì vẫn còn đó - như một giấc mơ. Trang nhật ký như mới viết hôm qua. Ông đến như hôm qua và ra đi như một cơn gió. Khi ông còn sống, tôi đã được phân công theo ông, nhưng chưa khi nào được phỏng vấn “độc quyền” ông - một mơ ước của bất cứ phóng viên trẻ nào thời đó - mà chỉ quan sát cách ông hành động, nói năng và trong đầu tôi hình thành (và cũng thay đổi) những giá trị về một nhà cách mạng, một nhà chính trị, và cao hơn tất cả - một con người.
Người ta cũng hay hỏi tôi sau ba mươi năm làm báo, tôi có nhân vật nào ấn tượng không? Tôi nói: Võ Văn Kiệt. Không chút ngập ngừng. Hỏi tiếp: Tại sao? Thì phải nói: Một câu chuyện dài, thậm chí rất dài, phải để “hạ hồi phân giải”. Thật khó để chọn một nhà chính trị làm một người mà bạn ấn tượng nhất, vì chính trị là “khoa học quyền lực”, nên nhà chính trị như ông thường xuyên đụng chạm và chịu nhiều thách thức. Người làm báo như chúng tôi tất nhiên cũng “bị” ông nhắc nhở, phê bình không ít.
Trong những chuyến công tác nước ngoài sau này - trong những năm đổi mới - người ta hay hỏi tôi: Anh là một nhà báo của Báo Tuổi Trẻ, anh có thường hay gặp ông Võ Văn Kiệt không? Tôi nghĩ nếu câu trả lời của tôi là “thường gặp” thì họ tự nhiên xem tôi là nhà báo giỏi và tất nhiên sẽ “khai thác” từ tôi nhiều chuyện nữa, còn nếu tôi nói “không gặp” thì họ sẽ quay đi, coi như nhà báo trẻ này không biết làm báo, chẳng có gì mất thì giờ nói chuyện với anh ta.
Thật ra câu hỏi tại Đại hội Đảng thành phố hôm đó “Các bạn thanh niên thành phố có biết công nhân ở Trị An đang sống và làm việc thế nào không?” là câu trả lời của ông khi các phóng viên phỏng vấn ông về nội dung Đại hội Đảng. Và, tôi biết rằng nhiệm vụ của một nhà báo tôi không còn ở đó nữa mà phải “bay” đến Trị An ngay, để viết bài về những người lao động trẻ ở Trị An.
Trích nhật ký:
Ngày
Những con chim đậu đầy trên con đường dây 15 kilovolt vượt sông ở đoạn Hiếu Liêm trông như những nốt nhạc nhảy nhót vui tươi. Đường dây chạy theo 1.300 mét đường bê-tông rộng 8 mét này chỉ mới thi công chưa đầy một tuần. Dọc đường buổi chiều, thấp thoáng những đôi trai gái, áo quần lao động hãy còn mới, ngồi tâm tình bên nhau.
Phía bên phải con đường, 7.000m² nhà ở đã được đưa vào sử dụng. Vẳng ra tiếng đàn ghita và tiếng cười đùa. Hơn 600 công nhân trẻ tuổi đã đến với công trường, đã bắt nhịp với cuộc sống hồn nhiên, sinh động.
La Thiết Quỳnh gặp lại, mới chín tháng mà như đã già đi mấy tuổi, nhưng giọng nói và đôi mắt lại trẻ hơn.
- Đến 22-12 là chúng tôi sẽ dứt điểm kế hoạch năm 1983, với 16.000 m² nhà ở, để kịp đón khoảng 2.000 đến 3.000 công nhân.
Thế mà chỉ đến một tuần trước, ở chỗ K.11 - nơi máy ủi đang làm việc ngày đêm để kịp giao 3.400m2 mặt bằng xây dựng có chú cọp mò về gầm thét như tiếc rừng báo hại các cô công nhân đêm không dám bước xuống giường, có cô ngủ còn mơ thấy bị cọp vồ, khóc ngất.
Tất cả thiên nhiên và con người ở đây đều đáng yêu như thế. Tôi cũng gặp lại những thợ hôm nào lãng mạn hái cành phong lan chờ tặng người yêu thành phố. Cành phong lan vẫn còn treo trên tường, lá vẫn xanh, nhưng hoa đã rụng. Trần Anh Nghiêm - người thợ xây dựng lãng mạn ấy giải thích rằng cô bạn gái đã “đi” rồi.
Một nỗi đau thoáng qua trong mắt người thợ, anh nói:
Ngày |
- Mình ra công trường đi. Bọn này sẽ đổ bê-tông đường cho đến sáng. Vui lắm!
Tưởng như mùi phong lan hôm tháng ba mới đến vẫn chưa phai... Xin chào Trị An. Chào thác nước, rừng cây hùng vĩ, chào những con người dũng cảm, những căn nhà ấm áp, chào cả cuộc sống, dù còn bao mất mát đớn đau, gian khó, vẫn nồng nhiệt hứa hẹn những mùa xuân...”.
La Thiết Quỳnh trong đoạn nhật ký trên là một người mà Võ Văn Kiệt hay nhắc tên, trong số những thanh niên mà ông thường nhớ vào thời điểm đó. Anh nay đã không còn nữa. Nếu trên đời vẫn còn thần tượng, thì ông đã là thần tượng của La Thiết Quỳnh (và tôi) và một lứa thanh niên trên công trình Nhà máy thủy điện Trị An - vào thời buổi rất đặc biệt khi chiến tranh vừa hết để bắt đầu xây dựng quốc gia chỉ với ngọn lửa đốt lên bằng ý chí... Tôi lại nhớ đến ông, ngày 28-3-1976, trên sân Thống Nhất tuyên bố thành lập lực lượng thanh niên xung phong TP.Hồ Chí Minh. “Tương lai trên vầng trán các em”. Ông nói trong ngày hôm đó, ngày mà ông vác cuốc và bổ nhát đầu tiên tượng trưng cho lao động chân tay, nhưng ông không nói: “Tương lai trên tay các em”, mà ông nói: “Tương lai trên vầng trán”. Phải chăng ông đã dự báo về một “nền kinh tế tri thức” của cả vùng tứ giác(*) năng động này, đầu máy của chuyến tàu thịnh vượng Việt
Tháng 1-2010
Trần Ngọc Châu
(*) Tứ giác kinh tế Đông