Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW (Nghị quyết số 24) của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng - an ninh vùng Đông Nam bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đề ra 7 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu mà các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố vùng Đông Nam bộ tập trung chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.
Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW (Nghị quyết số 24) của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng - an ninh vùng Đông Nam bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đề ra 7 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu mà các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố vùng Đông Nam bộ tập trung chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham quan gian trưng bày các sản phẩm tiêu biểu của tỉnh Đồng Nai tại hội nghị triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh vùng Đông Nam bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với chủ đề “Tư duy mới, đột phá mới, giá trị mới” vào cuối tháng 11-2022 tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ảnh: Hải Hà |
Đây là lần đầu tiên một chương trình hành động của một nghị quyết quan trọng bậc nhất cho toàn vùng Đông Nam bộ được quyết liệt triển khai.
* Mục tiêu phải xứng với vị trí “đầu tàu”
Mục tiêu phấn đấu mà nghị quyết lẫn chương trình hành động đặt ra được cụ thể hóa bằng một số chỉ tiêu: Đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021-2030 đạt khoảng 8-8,5%. Đến năm 2030, GRDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt khoảng 380 triệu đồng, tương đương 14,5 ngàn USD; tỉ trọng khu vực dịch vụ chiếm 41,7% trong GRDP, khu vực công nghiệp và xây dựng 45,3% (riêng công nghiệp chế biến chế tạo 33%), khu vực nông - lâm nghiệp và thủy sản chiếm 2,3%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp 10,7%; tỉ trọng kinh tế số trong GRDP khoảng 30-35%; tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 70-75%; 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Làm rõ nội hàm về “đột phá mới” Thủ tướng cho rằng, đó là cách thức, phương thức huy động các nguồn lực. Là nước đang phát triển, nền kinh tế đang chuyển đổi thì phải huy động nguồn lực bằng nhiều phương thức, cách làm khác nhau. Do đó, phải có cơ chế chính sách đột phá, đây cũng chính là nguồn lực. Đối với giá trị mới mà vùng Đông Nam bộ hướng tới là tốc độ tăng trưởng nhanh hơn, đóng góp nhiều hơn. Giá trị mới của vùng phải so sánh với khu vực và quốc tế. Phấn đấu chỉ số phát triển con người cao hơn, ngang tầm với các khu vực phát triển. Hạ tầng kết nối vùng, cả nước, quốc tế phải tốt. Bên cạnh đó, giá trị mới nữa là chuyển đổi số, phát triển xanh, bền vững, bao trùm, tiêu biểu cả nước, làm hình mẫu cho các vùng khác. Giá trị mới lớn nhất của vùng là góp phần quan trọng, đắc lực, hiệu quả vào xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, tích cực hội nhập quốc tế, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, nhân dân ấm no, hạnh phúc. Hoàng Hải (ghi) |
Với riêng Đồng Nai, tại hội nghị triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 24 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh vùng Đông Nam bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với chủ đề “Tư duy mới, đột phá mới, giá trị mới” được tổ chức cuối tháng 11-2022 tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Đồng Nai có tham luận về xây dựng thành phố sân bay cửa ngõ quốc tế, trung tâm logistics hàng không gắn với cảng hàng không quốc tế Long Thành (sân bay Long Thành) có nêu 5 nội dung mà tỉnh đã và đang triển khai đồng bộ để phát huy lợi thế sân bay Long Thành.
Trong đó, tỉnh đang tổ chức lập quy hoạch vùng sân bay Long Thành và Quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, lấy sân bay Long Thành làm trọng tâm cùng với Cảng Cái Mép thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu để tập trung xây dựng hệ thống giao thông kết nối, hệ thống logistics - khu vực vùng phụ cận của sân bay quốc tế Long Thành nhằm tạo động lực phát triển cho tỉnh Đồng Nai cũng như của cả vùng Đông Nam bộ.
Tỉnh cũng thúc đẩy hoàn chỉnh đầu tư hệ thống giao thông kết nối sân bay với các khu vực nội tỉnh và vùng kinh tế Đông Nam bộ theo nhiều hướng; phát triển hạ tầng logistics, hạ tầng công nghiệp; hình thành khu đô thị khu vực xung quanh sân bay để phục vụ sân bay và các hoạt động thông quan. Ngoài ra, chuẩn bị nguồn nhân lực chuyển đổi nghề nghiệp từ nhân dân trong vùng từ khu vực nông nghiệp, công nghiệp sang dịch vụ hiện đại. Trong đó, quan tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất…
* Mỗi địa phương phải “thấy mình” trong sự phát triển chung
Không chỉ riêng Đồng Nai, các tỉnh, thành trong vùng Đông Nam bộ đều phải nhận diện những thuận lợi, thách thức mà chương trình hành động toàn vùng đã đặt ra, từ đó có định hướng phát triển cụ thể, rõ ràng.
Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Lĩnh (bìa phải) tham quan gian trưng bày các sản phẩm tiêu biểu của Đồng Nai tại hội nghị triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh vùng Đông Nam bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với chủ đề “Tư duy mới, đột phá mới, giá trị mới” vào cuối tháng 11-2022 tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu |
Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Nguyễn Văn Thọ cho biết, tỉnh chủ động thực hiện tổ chức lập quy hoạch và triển khai các thủ tục kêu gọi đầu tư Trung tâm Logistics Cái Mép Hạ với diện tích hơn 1.686ha. Hiện nay, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã hoàn thành Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để trình cấp có thẩm quyền theo quy định; triển khai đầu tư các công trình giao thông kết nối liên cảng và liên vùng; phối hợp với Trung ương và các địa phương trong vùng thúc đẩy triển khai các dự án giao thông kết nối vùng Đông Nam bộ; đặc biệt là kết nối hệ thống cảng Thị Vải - Cái Mép với cảng hàng không quốc tế Long Thành, trung tâm tài chính quốc tế tại TP.HCM, các trung tâm công nghiệp, đô thị trong vùng; xúc tiến lập đề án nghiên cứu khả thi thành lập khu thương mại tự do Cái Mép Hạ…
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đề xuất hình thành quỹ phát triển hạ tầng giao thông vùng với nguồn vốn hỗn hợp (kêu gọi tài trợ quốc tế, vốn Trung ương, vốn địa phương theo khả năng cân đối ngân sách của từng địa phương). Bên cạnh đó, lãnh đạo TP.HCM cũng nhấn mạnh về cơ chế phối hợp đồng bộ, kịp thời và hiệu quả giữa các địa phương trong vùng và các bộ, ngành có liên quan trong việc triển khai các nhiệm vụ cụ thể theo Nghị quyết số 24 trên địa bàn cả vùng. Trước mắt là sự phối hợp và điều phối chung trong công tác quy hoạch của các địa phương và quy hoạch vùng; triển khai các dự án hạ tầng giao thông kết nối vùng…
Bộ trưởng GT-VT Nguyễn Văn Thắng chia sẻ, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của vùng Đông Nam bộ nhanh, bền vững, phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế vùng, đẩy mạnh kết nối Đông Nam bộ với các vùng lân cận, cảng biển, sân bay thì nhiệm vụ đầu tư xây dựng các tuyến đường bộ cao tốc là hết sức cấp bách.
Đồ họa thể hiện một số chỉ tiêu cụ thể Nghị quyết số 24-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng - an ninh vùng Đông Nam bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đồ họa: Hải Hà |
Trong đó, cần đổi mới tư duy, tầm nhìn, phát huy sự năng động, sáng tạo của các tỉnh, thành phố trong vùng trong công tác quy hoạch, quản lý, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vùng. Đẩy mạnh hợp tác, liên kết nội vùng, liên vùng trong quản lý, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông để tạo không gian kinh tế thống nhất, khắc phục các điểm nghẽn, tăng năng lực cạnh tranh.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng, dự kiến tổng nhu cầu vốn đầu tư cho các tuyến đường bộ cao tốc kết nối vùng Đông Nam bộ khoảng 413 ngàn tỷ đồng. Mục tiêu là nâng tổng số km đường bộ cao tốc vùng là 772km trong giai đoạn 2021-2030.
Đối với giải pháp nâng cao chất lượng đô thị vùng Đông Nam bộ, Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đề xuất các tỉnh, thành trong khu vực cần tăng cường quản lý phát triển đô thị; tăng cường năng lực quản lý đô thị, tăng cường mô hình quản lý đô thị hợp lý, hiệu quả, ứng dụng công nghệ cao trong quản lý đô thị. Về phát triển nhà ở và nhà ở xã hội, cần đưa các chỉ tiêu về phát triển nhà ở xã hội vào hệ thống chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của các địa phương trong vùng…
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cho rằng, phát triển đô thị vẫn luôn được coi là động lực của phát triển kinh tế - xã hội. Vùng Đông Nam bộ sẽ tiếp tục tăng về số lượng đô thị, như đến năm 2025 dự kiến thêm 10 đô thị và đến năm 2030 tăng thêm 20 đô thị và nhiều đô thị tiếp tục hoàn thiện chất lượng để nâng loại đô thị trong giai đoạn tới.
Cần dành nhiều thời gian, công sức, trí tuệ, bản lĩnh Tại hội nghị triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 24 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh vùng Đông Nam bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với chủ đề “Tư duy mới, đột phá mới, giá trị mới”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh quan điểm vùng Đông Nam bộ cần phát triển nhanh, hài hòa, bao trùm, tổng thể và bền vững. Để làm điều này, cần dành nhiều thời gian, công sức, trí tuệ, bản lĩnh và cả tính nghệ thuật. Định hướng nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ cho rằng, tựu trung trong 9 chữ “tư duy mới, đột phá mới, giá trị mới”. Trong đó, tư duy mới là tư duy tự lực, tự cường, đi lên từ bàn tay, khối óc, khung trời, cửa biển của mình, không trông chờ, ỷ lại, dựa vào nội lực là cơ bản, chiến lược, lâu dài. Nội lực là con người, thiên nhiên, truyền thống lịch sử, văn hóa, tinh thần đoàn kết… Bên cạnh đó, nội lực cần kết hợp với ngoại lực (là vốn, công nghệ, quản lý, thể chế…), sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại, kết hợp sức mạnh DN trong nước với ngoài nước. |
Hải Quân - Kim Ngân