Báo Đồng Nai điện tử
En

Những đứa con miền Bắc trong lòng khán giả miền Nam

05:02, 15/02/2015

Với lối đá hiện đại, linh hoạt; phong cách thi đấu đầy hiệu quả mang "phong cách XHCN", TCĐS để lại nhiều ấn tượng đẹp và nhận được sự thương yêu, ngưỡng mộ của khán giả miền Nam. Từ chỗ e dè ban đầu khi được lãnh đạo dặn: "Tình hình phức tạp, đi đâu cũng phải có ít nhất 3 người", các cầu thủ TCĐS đã nhanh chóng cảm nhận được sự thân thiện, cởi mở, tình cảm chân chất của người Nam bộ.

Với lối đá hiện đại, linh hoạt; phong cách thi đấu đầy hiệu quả mang “phong cách XHCN”, TCĐS để lại nhiều ấn tượng đẹp và nhận được sự thương yêu, ngưỡng mộ của khán giả miền Nam. Từ chỗ e dè ban đầu khi được lãnh đạo dặn: “Tình hình phức tạp, đi đâu cũng phải có ít nhất 3 người”, các cầu thủ TCĐS đã nhanh chóng cảm nhận được sự thân thiện, cởi mở, tình cảm chân chất của người Nam bộ.

Thành phần đội TCĐS vào Nam thi đấu trận đầu tiên sau ngày thống nhất đất nước. Người đứng bìa trái là HLV Trần Duy Long, người ngồi bìa trái là cầu thủ Lê Thụy Hải. Đứng thứ sáu từ trái sang là Mai Đức Chung. Ảnh: Tư Liệu
Thành phần đội TCĐS vào Nam thi đấu trận đầu tiên sau ngày thống nhất đất nước. Người đứng bìa trái là HLV Trần Duy Long, người ngồi bìa trái là cầu thủ Lê Thụy Hải. Đứng thứ sáu từ trái sang là Mai Đức Chung. Ảnh: Tư Liệu

Cựu danh thủ Hoàng Gia nhớ lại: “Điều chúng tôi ngạc nhiên hơn cả là tấm thịnh tình của người hâm mộ Sài Gòn dành cho các cầu thủ đầu tiên từ miền Bắc vào thi đấu. Khi chúng tôi ra sân tập, rất nhiều người ra tận nơi, nắn tay, nắn chân chúng tôi để xem “có lẻo khẻo như tin đồn không, hóa ra các chú cũng cao to, vạm vỡ quá (trước giải phóng chính quyền Sài Gòn từng tuyên truyền hình ảnh “7 cộng sản đu tàu đu đủ”). Còn khi xuống Đồng Tháp, đoàn chưa đến cửa ngõ Sa Đéc thì hàng trăm xe và người ra đón tiếp đưa đi khắp thị xã để giao lưu với người hâm mộ. Nhớ nhất là tình cảm chân thành của người dân Sa Đéc, khi thi đấu xong, người dân miền Tây còn mang những túi bánh phồng tôm ra tặng đội trước khi đội chia tay về Sài Gòn để đá với Hải Quan trận cuối” - vẫn kỷ niệm của ông Hoàng Gia.

Còn HLV trưởng Trần Duy Long, người sau này từng dẫn dắt đội tuyển quốc gia và là Chủ tịch LĐBĐ TP.Hồ Chí Minh, xúc động kể: “Tôi không thể nào quên khi toàn đội di chuyển lên Tây Ninh. Xe vừa chở đội vào địa phận tỉnh đã thấy cờ hoa rợp trời, bà con đứng hai bên đường vỗ tay chúc mừng. Ai ai cũng nở nụ cười tươi trên môi như thể đón chào những anh giải phóng quân. Những người mẹ, người chị mang đến tặng những bịch nước mía mà toàn đội lần đầu tiên được thưởng thức. Khoảng cách của bóng đá 2 miền gần như không có khi chính những người mẹ, người chị, người anh em đã đối xử với các cầu thủ đến từ Hà Nội chúng tôi bằng cả tấm lòng của đồng bào miền Nam như với chính con em mình vậy…”.

Tiền đạo Mai Đức Chung (cựu HLV đội tuyển nữ và U.22 Việt Nam và các CLB B.BD, Thanh Hóa) còn nhớ khi về Hà Nội, TCĐS được gọi là đội “xích líp”. Bởi hồi đó xích líp xe đạp ở miền Bắc quý như vàng, chỉ có đi nước ngoài mới mua được. Chuyến “Nam du” ấy ngoài kết quả hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, các cầu thủ còn mang về Hà Nội những món quà quý, hiếm: người mua đài, quạt, ti vi; có cầu thủ còn tậu cả chiếc vespa mang ra Bắc, lúc ấy vespa còn giá trị hơn xe ô tô bây giờ.

3 năm sau TCĐS, năm 1979 Thể Công mới có chuyến du đấu đầu tiên vào Nam. Đội bóng số 1 miền Bắc đã thể hiện sức mạnh bằng chuỗi trận bất bại trước tất cả các đội bóng miền Nam. Chuyến “Nam du” cuối cùng của bóng đá miền Bắc trước khi bóng đá nước nhà chính thức thống nhất bằng một giải đấu chung là của Công an Hà Nội. Mặc dù không thành công về mặt kết quả như Thể Công và TCĐS, nhưng chuyến đi của Công an Hà Nội là tiền đề để ra đời giải VĐQG đầu tiên trong lịch sử bóng đá Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước - Giải A1 toàn quốc 1980.

Dương Cầm

Tin xem nhiều