Hỏi: Là bị đơn trong vụ án tranh chấp di sản thừa kế, tôi có văn bản lập năm 2012 có nội dung: Khi đến thăm bệnh, cha tôi có nói để lại toàn bộ tài sản cho tôi, có 2 người làm chứng, được công chứng viên xác nhận. Sau đó, cha tôi chết. Xin được tư vấn văn bản này có giá trị pháp lý hay không?
Hỏi: Là bị đơn trong vụ án tranh chấp di sản thừa kế, tôi có văn bản lập năm 2012 có nội dung: Khi đến thăm bệnh, cha tôi có nói để lại toàn bộ tài sản cho tôi, có 2 người làm chứng, được công chứng viên xác nhận. Sau đó, cha tôi chết. Xin được tư vấn văn bản này có giá trị pháp lý hay không?
Nguyễn Văn Khoa (ngụ H.Trảng Bom)
- Trả lời: Sự việc xảy ra năm 2012 nên khi giải quyết vụ việc phải áp dụng theo Bộ luật Dân sự năm 2005. Theo đó, di chúc miệng được quy định như sau: di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Trong trường hợp tính mạng một người bị đe dọa do bệnh tật hoặc do các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng. Sau 3 tháng kể từ thời điểm di chúc miệng mà người di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng đương nhiên bị hủy bỏ.
Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước ít nhất 2 người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 5 ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực...
Mặt khác, cha anh có điều kiện lập di chúc, nội dung di chúc không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội, người làm chứng di chúc phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của Bộ luật Dân sự.
Nếu tuân thủ các điều kiện nêu trên thì di chúc miệng cha anh lập sẽ hợp pháp.
LS Ngô Văn Định