Báo Đồng Nai điện tử
En

Tại ngoại điều tra, khi nào bị tạm giam?

07:02, 07/02/2023

Hỏi: Con tôi trên 18 tuổi, bị tạm giam và khởi tố về hành vi gây rối trật tự công cộng, được tại ngoại điều tra, có áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú. Nếu đã được tại ngoại để điều tra, xin hỏi trường hợp nào bị tạm giam?

Hỏi: Con tôi trên 18 tuổi, bị tạm giam và khởi tố về hành vi gây rối trật tự công cộng, được tại ngoại điều tra, có áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú. Nếu đã được tại ngoại để điều tra, xin hỏi trường hợp nào bị tạm giam?

Huỳnh Văn Ngọc Hải (tỉnh Lâm Đồng)

- Trả lời: Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 có quy định về biện pháp ngăn chặn là cấm đi khỏi nơi cư trú. Đây là biện pháp ngăn chặn có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng nhằm bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng (như: điều tra, viện kiểm sát, tòa án…). Tuy nhiên, họ phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ như:

- Không đi khỏi nơi cư trú nếu không được cơ quan đã ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú cho phép;

- Có mặt theo giấy triệu tập, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan;

- Không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội;

- Không mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; không tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; không đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.

Mặt khác, Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành cũng quy định: nếu vi phạm một trong các nghĩa vụ đã cam đoan thì bị tạm giam.

Như vậy, đối với trường hợp con của ông có khả năng bị tạm giam nếu vi phạm một trong các nghĩa vụ cháu cam đoan nêu trên. Nói cách khác, nếu vi phạm cơ quan có thẩm quyền sẽ áp dụng biện pháp tạm giam thay thế biện pháp ngăn chặn: cấm đi khỏi nơi cư trú.

LS Ngô Văn Định

Tin xem nhiều