Hiện nay, hoạt động liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp (DN) trong đào tạo nghề chưa đạt kết quả như mong muốn. Trong đó, bên cạnh hình thức liên kết chưa phong phú thì số lượng DN tham gia đào tạo nghề cũng rất ít và thiếu sự chủ động. Nguyên nhân là do thiếu cơ chế và các chính sách khuyến khích được DN.
[links()]Hiện nay, hoạt động liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp (DN) trong đào tạo nghề chưa đạt kết quả như mong muốn. Trong đó, bên cạnh hình thức liên kết chưa phong phú thì số lượng DN tham gia đào tạo nghề cũng rất ít và thiếu sự chủ động. Nguyên nhân là do thiếu cơ chế và các chính sách khuyến khích được DN.
Sinh viên Trường cao đẳng Công nghệ quốc tế Lilama 2 (H.Long Thành) trong giờ thực hành. Ảnh: H.YẾN |
Việc xây dựng hành lang pháp lý, ban hành các chính sách nhằm khuyến khích DN tham gia đào tạo nghề và đảm bảo quyền lợi của DN khi tham gia hoạt động này là rất cần thiết.
Hành lang pháp lý cho DN tham gia đào tạo nghề
Khuyến khích DN tham gia đào tạo nghề là hướng đi được Đảng, Nhà nước và cơ quan quản lý quan tâm, thúc đẩy. Điều này đã được nhắc đến trong nhiều nghị quyết của Đảng cũng như các văn bản pháp luật tạo tiền đề cho DN tham gia đào tạo nghề.
Còn bất cập trong đánh giá sinh viên, học sinh Theo Hiệu trưởng Trường cao đẳng Kỹ thuật Đồng Nai HUỲNH LÊ TUẤN DŨNG, quy định về đánh giá học sinh, sinh viên học nghề hiện còn bất cập. Theo đó, sinh viên được gửi đi thực tập ở DN đến tận 6 tháng nhưng phía được phép đánh giá sinh viên lại là cơ sở GDNN chứ không phải DN, vì DN không có chức năng đánh giá sinh viên và cũng không có thang công cụ để đánh giá. Do vậy, cần phải có sự đồng bộ để thống nhất thực hiện ở cả nhà trường và DN. |
Theo đó, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8, khóa XI (năm 2013) về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT nêu rõ: “Có cơ chế để tổ chức, cá nhân người sử dụng lao động tham gia xây dựng, điều chỉnh, thực hiện chương trình đào tạo và đánh giá năng lực người học”; “khuyến khích các DN, cá nhân sử dụng lao động tham gia hỗ trợ hoạt động đào tạo”…
Tiếp đó, Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25-10-2017 về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó nhấn mạnh: “Tăng cường gắn kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) với DN theo hướng khuyến khích các DN phát triển các cơ sở GDNN để đào tạo đáp ứng nhu cầu của DN và thị trường lao động. Xây dựng chính sách để DN được tham gia GDNN theo hình thức đặt hàng của Nhà nước và của DN khác; được tham gia xây dựng danh mục ngành, nghề đào tạo, xây dựng chương trình đào tạo, đào tạo tại cơ sở GDNN và đánh giá kết quả học tập của học sinh, sinh viên”.
Luật GDNN năm 2014 cũng đã thể chế hóa nhiều quan điểm, định hướng về đổi mới căn bản, toàn diện GDNN theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8, khóa XI. Luật GDNN đã quy định về quyền và trách nhiệm của DN trong GDNN, trong đó đã quy định chính sách ưu đãi dành cho DN khi tham gia hoạt động GDNN.
Bên cạnh đó, có nhiều văn bản pháp luật đề cập đến việc khuyến khích sự tham gia của DN trong đào tạo nghề như: Luật Lao động năm 2019; Chỉ thị số 24/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới; Quyết định số 2239/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành tháng 12-2021 về phê duyệt chiến lược phát triển GDNN giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045; Bộ LĐ-TBXH cũng đang xây dựng dự thảo Đề án Nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045…
Vẫn cần thêm cơ chế, chính sách
Mặc dù đã có hành lang pháp lý và một số chính sách khuyến khích sự tham gia của DN trong đào tạo nghề nhưng trên thực tế DN vẫn chưa mặn mà với hoạt động này. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu các ưu đãi và cam kết quyền lợi, nghĩa vụ giữa các bên liên quan.
Trường nghề “ngó lơ” DN nhỏ và vừa Có một thực tế là nhiều trường cao đẳng nghề hiện nay chủ yếu mong muốn kết nối, hợp tác với DN lớn nên chưa thực sự dành mối quan tâm cho DN nhỏ và vừa. Vì vậy, các DN nhỏ và vừa dù muốn hợp tác với nhà trường cũng khó tiếp cận. Trong khi đó, môi trường làm việc ở các DN lớn không giống như ở DN nhỏ. Do đó, dù sinh viên được thực tập ở DN lớn khi làm việc ở DN nhỏ vẫn phải đào tạo lại vì không phù hợp. Việc đào tạo phải phù hợp với thực tế của thị trường lao động. Đồng Nai hiện có rất nhiều DN vừa và nhỏ, vì thế các trường nghề không nên bỏ qua nhóm DN này. |
Từ năm 2019, Bộ LĐ-TBXH đã xây dựng đề cương và lấy ý kiến cho dự thảo Nghị định Quy định cơ chế, chính sách khuyến khích DN tham gia hoạt động GDNN. Nghị định này quy định các ưu đãi về thuế dành cho DN khi tham gia hoạt động GDNN; cơ chế hợp tác giữa DN và cơ sở GDNN; đào tạo tại DN; tổ chức và hoạt động của hội đồng kỹ năng ngành và quỹ phát triển GDNN.
Trong đó, cơ chế hợp tác giữa DN và cơ sở GDNN vẫn chủ yếu là 2 hình thức: liên kết đào tạo giữa DN với cơ sở GDNN; đặt hàng đào tạo giữa DN với cơ sở GDNN. Dự thảo cũng có một chương dành riêng cho hoạt động đào tạo tại DN…
Dự thảo nghị định có từ 3 năm trước nhưng đến nay chưa được ban hành. Trong các hội thảo, diễn đàn về hợp tác, liên kết đào tạo nghề, các cơ sở GDNN và DN đã tiếp tục có nhiều kiến nghị liên quan đến những chính sách này.
Một trong những kiến nghị được đề xuất nhiều là cần quy định cụ thể về trách nhiệm và quyền lợi của DN trong hoạt động GDNN. Thực tế hiện nay DN đào tạo và người học không có sự ràng buộc. Điều này dẫn đến tình trạng một số DN hào hứng cùng nhà trường tham gia đào tạo nghề nhưng sau đó các sinh viên đã bỏ DN đào tạo mình để sang DN khác với mức thu nhập hấp dẫn hơn.
Nhận định về vấn đề này, bà Afsana Zeraie, Phó giám đốc chương trình Đổi mới đào tạo nghề Việt Nam (thuộc Tổ chức Hợp tác phát triển Đức - GIZ) cho rằng: “Sự tham gia của DN là yếu tố then chốt cho thành công của hệ thống GDNN. Chính sách GDNN và các văn bản luật liên quan đều đã khuyến khích DN tham gia GDNN. Tuy nhiên, hệ thống văn bản này còn tách biệt, chưa có sự tiếp cận một cách tổng thể”.
Những băn khoăn, ý kiến về hành lang pháp ý cho DN tham gia đào tạo nghề đã được đưa vào trong Đề án Nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 mà Bộ LĐ-TBXH đang xây dựng và sẽ trình Chính phủ trong thời gian tới.
Theo đó, một mục tiêu đáng chú ý được nêu trong đề án là “phát triển hệ thống gồm 200 tổ chức đánh giá kỹ năng nghề, trong đó có 60% tổ chức thuộc DN; 40% tổ chức đánh giá kỹ năng nghề được hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo hình thức trực tuyến”.
Đối với đánh giá viên, đề án đặt mục tiêu “đào tạo, phát triển 10 ngàn đánh giá viên kỹ năng nghề quốc gia, trong đó khoảng 60% đánh giá viên thuộc DN”. Điều này cho thấy vai trò của DN trong hoạt động đào tạo nghề đang ngày càng được nâng cao.
Đề án cũng đưa ra 8 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, trong đó có 2 nhóm nhiệm vụ, giải pháp liên quan đến DN là “hoàn thiện thể chế, chính sách và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về phát triển kỹ năng nghề cho người lao động trong thời kỳ mới. Bao gồm nhóm thể chế, chính sách chung và nhóm chính sách ưu tiên, hỗ trợ đối với người lao động, tổ chức đánh giá kỹ năng nghề và DN”; “thúc đẩy đào tạo gắn với nhu cầu của DN và hình thành hội đồng kỹ năng ngành, nghề các cấp”.
Hải Yến
Bài 3: Cần một mô hình thúc đẩy liên kết đào tạo nghề