Báo Đồng Nai điện tử
En

Bỏ dở điều trị methadone sẽ không có hiệu quả

09:09, 26/09/2016

Sau hơn 3 năm triển khai chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế (gọi tắt là methadone) đã giúp cho rất nhiều người nghiện từ bỏ dần ma túy, nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm nguy cơ phạm pháp, góp phần đảm bảo ổn định an ninh trật tự xã hội, đồng thời hạn chế nguy cơ lây nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường máu...

Sau hơn 3 năm triển khai chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế (gọi tắt là methadone) đã giúp cho rất nhiều người nghiện từ bỏ dần ma túy, nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm nguy cơ phạm pháp, góp phần đảm bảo ổn định an ninh trật tự xã hội, đồng thời hạn chế nguy cơ lây nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường máu...

Cho đến nay, toàn tỉnh đã có 4 cơ sở được thành lập và đi vào hoạt động tại TP.Biên Hòa, TX.Long Khánh và huyện Long Thành. Tính đến cuối tháng 6-2016, toàn tỉnh đã có hơn 1,8 ngàn bệnh nhân đã được điều trị, trong đó có hơn 1,2 ngàn bệnh nhân đang được điều trị thường xuyên, đạt 131% chỉ tiêu Chính phủ giao.

Theo bác sĩ  Nguyễn Thị Hồng Hằng, phụ trách cơ sở điều trị số 1, được đặt tại Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Đồng Nai, qua thời gian điều trị methadone cho thấy hiệu quả khá ổn định. Nhiều bệnh nhân kiên trì, tuân thủ tốt điều trị, uống thuốc methadone đã  không còn cảm giác thèm ma túy, từng bước hồi phục sức khỏe, ổn định tâm lý, có thể làm việc, lao động bình thường, thoát khỏi sự lệ thuộc vào ma túy. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc methadone là qua đường uống, không tiêm chích nên giảm được tỷ lệ lây nhiễm HIV do tiêm chích. Phương pháp điều trị này còn mang lại lợi ích về mặt kinh tế vì chi phí rất rẻ, mỗi ngày chỉ uống một lần. Trong khi đó, nếu dùng ma túy thì người sử dụng phải bỏ ra số tiền rất lớn do phải sử dụng nhiều lần trong ngày.

Mặc dù việc điều trị methadone mang lại hiệu quả tích cực, nhưng hiện nay tỷ lệ bỏ dở điều trị methadone của tỉnh còn khá cao. Đến cuối tháng 6-2015 đã có hơn 626 bệnh nhân không còn điều trị do nhiều nguyên nhân, trong đó có khoảng hơn 200 bệnh nhân tự nguyện xin dừng hoặc bỏ điều trị. Một trong nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là do tỉnh có địa bàn rộng, nhưng mới chỉ có 4 cơ sở điều trị methadone khiến nhiều bệnh nhân tham gia điều trị gặp khó khăn trong việc đi lại. Mặt khác, nhiều bệnh nhân còn nhận thức sai lầm, thiếu quyết tâm trong điều trị.

Tuy vậy, theo ông Trần Trung Tá, Giám đốc Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Đồng Nai, vẫn còn một số vấn đề tồn tại cần được cải thiện ở các cơ sở điều trị methadone. đó là chưa tư vấn đầy đủ cho bệnh nhân; bác sĩ điều trị và tư vấn viên chưa kết nối chặt chẽ; nguyên nhân bỏ điều trị của từng bệnh nhân chưa được tìm hiểu, phân tích rõ; việc tìm kiếm người bỏ điều trị để vận động quay lại điều trị chưa được thực hiện một cách tích cực. Do đó, để triển khai chương trình có hiệu quả, ngoài việc mở rộng cơ sở điều trị, hướng đến hiệu quả và duy trì số lượng bệnh nhân điều trị, ngành y tế tiếp tục chỉ đạo các cơ sở điều trị phải đơn giản hóa các thủ tục hành chính; tăng cường công tác tuyên truyền, vận động để nhiều người  biết về hiệu quả trong điều trị methadone đối với những người nghiện ma túy.

Hoàn Lê

 

Tin xem nhiều