Báo Đồng Nai điện tử
En

Tiếp tục nỗ lực cải thiện điều kiện dạy và học

Công Nghĩa
07:50, 06/09/2023

Hôm nay 5-9, trên 700 ngàn học sinh các cấp học của Đồng Nai chính thức bước vào năm học mới 2023-2024. Ngành GD-ĐT đã phối hợp chặt chẽ với các địa phương huy động tối đa nguồn lực đảm bảo các điều kiện cần thiết, sẵn sàng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học mới.

Học sinh lớp 1 Trường tiểu học Trảng Dài (TP.Biên Hòa) tập làm quen xếp hàng trước khi vào lớp
Học sinh lớp 1 Trường tiểu học Trảng Dài (TP.Biên Hòa) tập làm quen xếp hàng trước khi vào lớp. Ảnh: C.NGHĨA

Phó giám đốc Sở GD-ĐT Đỗ Đăng Bảo Linh chia sẻ: “Năm học mới 2023-2024, ngành GD-ĐT tiếp tục được quan tâm đầu tư hệ thống trường lớp, trang thiết bị, đồ dùng dạy học. Nhiều địa phương đã kịp hoàn thành các công trình trường học được xây mới hoàn toàn và nâng cấp, mở rộng. Bên cạnh đó, các địa phương cũng đầu tư hàng trăm phòng máy tính phục vụ nhu cầu học tập của học sinh”.

Huy động nguồn lực cho trường lớp

Năm học mới này, H.Xuân Lộc có thêm ngôi trường mới được xây dựng bằng nguồn xã hội hóa do Tập đoàn Phong Thái và Công ty TNHH Donastandard Việt Nam tài trợ. Theo đó, Trường TH-THCS Huỳnh Văn Nghệ tại TT.Sông Ray đã kịp hoàn thành giai đoạn 1 với 20 phòng học, các phòng chức năng và khu hiệu bộ hiện đại, đáp ứng quy mô tiếp nhận 700 học sinh. Khi đi vào hoạt động, học sinh là con công nhân của Công ty TNHH Donastandard Việt Nam và học sinh trên địa bàn được tiếp nhận vào học theo mô hình trường bán trú.

Đến hết năm học 2022-2023, tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia trong hệ thống các trường công lập ở bậc mầm non đạt 74,88%, tiểu học đạt 67,62%, THCS đạt 74,58% và THPT đạt 60%.

Thời gian tới, đơn vị thi công sẽ tiếp tục triển khai giai đoạn 2 của dự án dành cho khối THCS với quy mô lớn hơn. Trong đó, xây dựng thêm 16 phòng học, các phòng chức năng, khu nhà ăn, hội trường đa năng, các công trình phụ trợ. Khi hoàn thành cả 2 giai đoạn, Trường TH-THCS Huỳnh Văn Nghệ sẽ là công trình trường học quy mô và hiện đại nhất, đồng thời là mô hình trường bán trú đầu tiên của H.Xuân Lộc.

Còn tại xã Bảo Bình (H.Cẩm Mỹ), năm học mới này, Trường THCS Trần Hưng Đạo được đón niềm vui lớn khi trường chính thức được UBND tỉnh công nhận là trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2. Phó hiệu trưởng nhà trường Nguyễn Văn Thịnh cho biết, để được công nhận trường chuẩn quốc gia mức độ 2, thời gian qua, trường đã được huyện quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, trang thiết bị, đồ dùng dạy học đáp ứng các tiêu chí cần thiết. Với số lượng học sinh lên đến gần 1 ngàn em, thế nhưng năm nay trường không còn thiếu giáo viên và tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn trình độ cũng ở mức rất cao.

Cô và trò lớp 1 Trường TH-THCS-THPT Trịnh Hoài Đức (xã Quảng Tiến, H.Trảng Bom) sẵn sàng bước vào năm học mới 2023-2024
Cô và trò lớp 1 Trường TH-THCS-THPT Trịnh Hoài Đức (xã Quảng Tiến, H.Trảng Bom) sẵn sàng bước vào năm học mới 2023-2024. Ảnh: CÔNG NGHĨA

Trong khi đó, tại huyện miền núi Định Quán, để chuẩn bị cho năm học mới, UBND huyện đã chi trên 30 tỷ đồng đầu tư cho trường lớp và trang thiết bị, đồ dùng dạy học. Trưởng phòng GD-ĐT H.Định Quán Ngô Đăng Thành cho biết, phần lớn các trường học trên địa bàn đã được kiên cố hóa nên áp lực phải xây mới hoàn toàn không lớn. Hơn nữa, năm học mới, sĩ số học sinh các cấp học tăng không đáng kể nên huyện chỉ tập trung nâng cấp, sửa chữa ở một số trường đáp ứng lộ trình xây dựng trường chuẩn quốc gia.

Chẳng hạn, UBND H.Định Quán đã chi trên 10 tỷ đồng sửa chữa, sơn mới 3 trường học là: Trường THCS Lý Thường Kiệt (xã Phú Vinh), Trường THCS Túc Trưng (xã Túc Trưng) và Trường mầm non Sơn Ca (xã Gia Canh). Ngoài 3 trường nói trên, huyện còn chi 7 tỷ đồng cho các trường thực hiện sửa chữa nhỏ. Do chủ động kế hoạch nên các trường đều hoàn thành sớm công tác sửa chữa, sơn mới trường lớp. Bên cạnh đó, để đáp ứng các điều kiện dạy và học theo chương trình mới, huyện đã đầu tư 13 phòng máy tính cho các trường trên địa bàn với kinh phí trên 10 tỷ đồng.

Giảm áp lực địa bàn nhiều khu công nghiệp

Huyện Nhơn Trạch hiện có 9 khu công nghiệp với rất đông công nhân lao động từ nhiều nơi khác đến làm việc, sinh sống. Vì vậy, áp lực về đầu tư trường lớp đáp ứng nhu cầu học tập của con em trên địa bàn rất lớn, đặc biệt là con công nhân đến từ các tỉnh khác.

Giáo viên Trường tiểu học An Bình (P.An Bình, TP.Biên Hòa) đón học sinh vào lớp 1
Giáo viên Trường tiểu học An Bình (P.An Bình, TP.Biên Hòa) đón học sinh vào lớp 1

Phó chủ tịch UBND huyện Lương Hữu Ích cho hay, trước năm học mới, huyện có 41/43 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó bậc mầm non và THCS có 100% số trường đạt chuẩn.

Năm học mới, huyện có các trường được xây dựng mở rộng, trong đó có Trường THCS Long Thọ và Trường tiểu học Long Thọ, Trường mầm non Phước Long (xã Long Thọ), Trường tiểu học Phước Khánh (xã Phước Khánh), Trường tiểu học Đại Phước (xã Đại Phước). Tổng kinh phí đầu tư mở rộng các trường nói trên và sửa chữa ở các trường còn lại trên địa bàn lên tới 245 tỷ đồng. Đây cũng là năm học mà huyện đầu tư kinh phí lớn nhất từ trước đến nay.

Long Thành là một trong những địa phương gặp áp lực đầu tư trường lớp không chỉ ở yếu tố phát triển mạnh công nghiệp mà khi thực hiện dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, áp lực này càng lớn hơn. Trưởng phòng GD-ĐT H.Long Thành Nguyễn Văn Toàn cho biết, theo quy hoạch, khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn (phục vụ tái định cư cho dự án sân bay) có 8 trường học, trong đó có 4 trường mầm non, 2 trường tiểu học, 2 trường THCS. Việc quy hoạch mạng lưới gồm nhiều trường học được tính đến khi những năm tới dân số trong khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn sẽ tăng lên.

Năm học mới 2023-2024, 3 địa phương: Biên Hòa, Long Thành và Nhơn Trạch vẫn còn nhiều trường phải tiếp tục cho học sinh đi học nhờ ở trường khác. Trong số đó, TP.Biên Hòa có Trường tiểu học Trảng Dài, Trường tiểu học Nguyễn Thái Học (P.Trảng Dài), Trường tiểu học Phan Đình Phùng (P.Long Bình), Trường tiểu học Lý Thường Kiệt (P.Tân Hiệp); H.Nhơn Trạch có Trường THCS Dương Văn Thì; H.Long Thành, học sinh bậc tiểu học và THCS thuộc khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn phải học nhờ tại các trường thuộc xã Bình Sơn.

Hiện đã có 2 trường mầm non hoàn thành trong khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn. Dự kiến trong quý IV này sẽ có thêm 15 phòng học của 1 trường tiểu học đáp ứng nhu cầu học tập của 450 học sinh và 10 phòng học của 1 trường THCS với 210 học sinh hoàn thành. Khi số trường học được hoàn thành đến đâu, Phòng GD-ĐT H.Long Thành sẽ chuyển số học sinh phải học tạm tại các trường thuộc xã Bình Sơn về trường mới đến đó. Đối với 4 trường còn lại trong khu tái định cư sẽ tiếp tục được xây dựng khi số học sinh tăng lên.

Năm học mới này, TP.Biên Hòa tiếp tục nỗ lực giảm tải cho nhiều trường học trên địa bàn, trong đó có 3 trường mới được khánh thành trong dịp khai giảng năm học mới là Trường tiểu học Tân Phong 2 (P.Tân Phong), Trường tiểu học Tân Mai 2 (P.Tân Mai) và Trường THCS Phước Tân 3 (P.Phước Tân). Khi các trường mới được đưa vào sử dụng sẽ “chia lửa” với các trường đang gặp tình trạng quá tải trên địa bàn. Bên cạnh đó, TP.Biên Hòa còn nâng cấp, mở rộng nhiều trường tiểu học và THCS trên phần đất hiện hữu để giảm sĩ số học sinh/lớp, đồng thời tính đến dạy học 2 buổi/ngày ở những trường có điều kiện.

Ngoài trường lớp, Phó chủ tịch UBND TP.Biên Hòa Nguyễn Xuân Thanh cho biết, UBND TP.Biên Hòa đã có văn bản gửi UBND tỉnh và Sở GD-ĐT đề xuất được đầu tư giai đoạn 1 với 42 phòng máy tính cho các trường tiểu học trên địa bàn nhằm đáp ứng dạy môn Tin học cho học sinh lớp 3 và 4 theo Chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018. Trong giai đoạn 2 sẽ tiếp tục đầu tư thêm 21 phòng máy tính cho 21 trường tiểu học còn lại với kinh phí trên 33 tỷ đồng. Cũng trong năm học 2023-2024, TP.Biên Hòa đã có kế hoạch xây dựng Trường tiểu học Trảng Dài 4 và mở rộng Trường THCS Trảng Dài ngay trong quý IV - 2023.

Công Nghĩa


 

Phó chủ tịch UBND tỉnh NGUYỄN SƠN HÙNG:

Cần ưu tiên và làm tốt quy hoạch mạng lưới trường lớp

UBND tỉnh sẽ tiếp tục ưu tiên nguồn lực cho giáo dục, trong đó có đầu tư trường lớp, nhưng các địa phương phải quyết liệt ngay từ khâu quy hoạch trường lớp trong quá trình quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng của địa phương. Cần ưu tiên những vị trí đất thuận lợi cho giáo dục đê tránh chuyện phải kéo dài thời gian giải toa, bồi thường dẫn đến khó xử lý nhanh tình trạng quá tải trường lớp.

 

Giám đốc Sở GD-ĐTTRƯƠNG THỊ KIM HUỆ:

Quyết liệt giải quyết những khó khăn của ngành

Ngành GD-ĐT đang nỗ lực phối hợp chặt chẽ vớicác sở, ngành, địa phương đê tháo gỡ các khó khăn khi bước vào nămhọc mới 2023-2024. Đó là khó khăn về thiếu trường lớp, giáo viên,trang thiết bị, đồ dùng dạy học. Ngoài kiến nghị đầu tư bằng ngânsách, Sở GD-ĐT sẽ tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh đẩy mạnh thuhút nguồn lực xã hội hóa giáo dục đối với hệ thống giáo dục tư thục.Trong năm 2023 này, Sở GD-ĐT sẽ hoàn thành tham mưu cho UBNDtỉnh xây dựng chính sách hỗ trợ đối với giáo viên hoàn cảnh khó khăn.

 

Trưởng phong GD-ĐT H.Long Thành NGUYỄN VĂN TOÀN:

Đề xuất miễn giảm học phí với học sinh khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn

Huyện Long Thành đang phối hợp đẩy nhanhtiến độ các dự án trường học trong khu tái định cư Lộc An - Bình Sơnđê phụ huynh an tâm. Tỉnh có chính sách giữ nguyên mức học phínăm học 2023-2024 như các năm trước, nhưng huyện cũng mạnhdạn kiến nghị xem xét miễn giảm học phí đối với học sinh trongkhu tái định cư Lộc An - Bình Sơn trong thời gian hệ thống trườnglớp còn chưa được ổn định đê chia sẻ khó khăn với phụ huynh.

 

Hiệu trưởng Trường THCS Tam Phước(TP.Biên Hoa) PHẠM THỊ NAM:

Thêm phong học mới, giải toa áp lực

Năm học mới này, thầy và trò nhà trường rấtphấn khởi vì được thành phố xây dựng hoàn chỉnh quy mô trườnglớp như thiết kế ban đầu với việc có 2 khối nhà mới, trong đó có 1khối văn phòng hiệu bộ và 1 khối phòng học quy mô 20 phòng. Khicó thêm phòng học, nhà trường đã giảm được sĩ số học sinh trên lớp,hướng đến chuẩn sĩ số bậc THCS là 45 học sinh/lớp. Đây là mongước của nhà trường từ lâu và là điều kiện rất quan trọng góp phầnnâng cao chất lượng dạy và học trong điều kiện bước sang năm thứ3 triên khai Chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018.


 

Tin xem nhiều