Ở tuổi ngoài bát tuần (sinh năm 1937), nhà văn Trần Thúc Hà vẫn miệt mài sáng tác và dường như ông càng viết càng hay. Mới đây, Trần Thúc Hà cho biết, ông sẽ xuất bản tập truyện ngắn về đề tài lịch sử, đây gần như là lối rẽ khá bất ngờ trong phong cách sáng tác của ông.
Ở tuổi ngoài bát tuần (sinh năm 1937), nhà văn Trần Thúc Hà vẫn miệt mài sáng tác và dường như ông càng viết càng hay. Mới đây, Trần Thúc Hà cho biết, ông sẽ xuất bản tập truyện ngắn về đề tài lịch sử, đây gần như là lối rẽ khá bất ngờ trong phong cách sáng tác của ông.
Tiếp xúc với Trần Thúc Hà, người ta dần nhận ra vì sao đến tuổi “gác bút” an hưởng tuổi già ông vẫn có thể viết và ghi dấu ấn ở một thể loại khó: truyện ngắn.
* Văn như tính cách
Trần Thúc Hà đã xuất bản 6 tập truyện ngắn, 1 tập truyện dài, ông từng 2 lần nhận Giải thưởng Lưu Trọng Lư của tỉnh Quảng Bình. Vào Đồng Nai, ông tiếp tục con đường văn nghiệp và nhận giải B Trịnh Hoài Đức với tập truyện ngắn Nẻo khuất. Trần Thúc Hà có khả năng khai thác các mảng đề tài khác nhau: kháng chiến, tâm lý xã hội, gia đình, lịch sử… Ông tự nhận văn của ông nghe chát chúa, đi thẳng vào những sự thật trần trụi nên thiếu vắng cái đẹp. Nhưng theo cảm nhận của tôi, truyện ngắn của ông không quá dữ dội, gai góc..., nó giống như tính cách của chính tác giả, kiệm lời, thâm trầm mà sâu sắc. Gấp sách lại người ta còn bần thần ngẫm ngợi, suy tư trước những trang văn đầy biểu cảm và thông điệp mà tác giả nhắn gửi.
Chuyện nhà tôi kể về một gia đình 3 con trai đủ đầy vật chất nhưng mỗi người tồn tại như một ốc đảo. Sự vô cảm lớn dần khiến sợi dây gắn kết giữa các thành viên ngày càng rời rạc cho tới khi anh cả bị tai nạn giao thông. Bên bờ sinh tử của thân nhân, mọi người chợt thức tỉnh, tình cảm huyết thống trỗi dậy, tất cả lao vào cuộc chiến giành giật sự sống cho người anh. Sự hồi phục thần kỳ của anh cả khiến người đọc ấm lòng, tin vào sự thắng thế của cái thiện trong mỗi người.
Trần Thúc Hà nói, ông viết là để đẩy lùi thần chết. Tôi ước mong ông - ngọn lửa nhỏ âm thầm, bền bỉ, sẽ cháy sáng thật lâu nữa bên trang viết… |
Quán nước ven đường là chuyện về cô gái mù và người đàn ông bị thời thế cuốn khỏi quê nhà, đi quân dịch mất cả vợ lẫn con, trôi nổi như chiếc lá trong trận cuồng phong của chiến tranh. Hai con người cùng khổ đã trở thành cha con, nương dựa vào nhau để viết nên câu chuyện lòng nhân ái không chỉ có trong cổ tích. Hội làng, Hạt thóc lép mô tả cuộc sống của những cô gái, chàng trai xuất thân từ các vùng quê nghèo, vui sướng vì được làm công nhân, thoát cảnh chân lấm tay bùn. Nhưng rồi cuộc sống trong môi trường công nghiệp khắc nghiệt, những toan tính của giới chủ đã khiến họ vỡ mộng “lớp người lớn tuổi mặt mày hốc hác, khô rốc như Lài bị thải loại, lủi thủi buồn thiu ra về” (Hội làng - trang 140 ). Những truyện Ngược gió, Tên tử tù số 15... gióng lên tiếng chuông cảnh tỉnh những bậc phụ huynh nhiều thói tật, làm gương xấu cho con, đẩy con vào vòng lao lý, một bi kịch không hiếm trong xã hội đương thời.
* Thấm đẫm tính nhân văn
Truyện của Trần Thúc Hà đa dạng về đề tài, không gian sáng tác và truyện nào cũng thấm đẫm tính nhân văn. Dù mô tả một hung thủ máu lạnh, tận cùng tàn bạo, ông vẫn neo lại trong nhân vật chút ánh sáng của sự hướng thiện. Ông không ngại đề cập đến những vấn đề nóng của xã hội như: thói vô cảm, sự lung lay của các giá trị truyền thống, sự lộng hành của cái ác và sự nhớp nhúa trong đời sống của một bộ phận nhà giàu mới nổi... Với sự am hiểu con người thấu đáo, Trần Thúc Hà mô tả tinh tế lối sống, lối suy nghĩ và tâm lý của những nhân vật trí thức, thị dân, nông dân, công nhân, bộ đội... ở nhiều thời kỳ và nhân vật nào cũng có cá tính, dấu ấn riêng.
Dù mong manh như chiếc lá khô, trong ông tồn tại một sức mạnh tinh thần mãnh liệt và bền bỉ, như chính quê hương ông - vùng đất thép Quảng Bình. Năm 1973, giã từ quân ngũ, Trần Thúc Hà trở về với nghề ảnh, nghiệp văn ở TX.Đồng Hới xinh đẹp. Ngoài 60, ông vào TP.Biên Hòa sống cùng con, viết tiếp câu chuyện đời mình trên vùng đất mới… |
Viết về chiến tranh, Thúc Hà nói, ông không mô tả các trận đánh, ông chỉ viết về những nỗi đau, những mất mát ở cả hai phía. Nắng chiều kể câu chuyện về người mẹ già mỏi mòn trông ngóng có ai đó sẽ mang hài cốt người con là lính ngụy về nhà cho bà, rồi thật bất ngờ, “người ơn” của bà mẹ lại chính là anh bộ đội năm xưa từng chứng kiến cái chết của con trai bà.
Hai anh em là câu chuyện về Trung đội trưởng Hòa, một người “rất gan dạ, mưu trí và vui tính” trong một trận chiến sinh tử đã bất ngờ gặp em trai là người lính phía bên kia. Cuộc trùng phùng trong khói lửa đã mang lại cho hai anh em những giây phút hạnh phúc, nhưng một quả mìn phát nổ đã giết chết cả hai người. Cái chết oan nghiệt của hai anh em khiến người đọc cảm nhận sâu sắc sự khắc nghiệt và vô nhân đạo của chiến tranh, một điều không mới nhưng vẫn lay động trái tim con người qua ngòi bút chân thực của Trần Thúc Hà.
Chiếc khung xe đạp kể về người cha từng là đội viên đội xe thồ trong kháng chiến chống Pháp, được tặng thưởng huân chương. Ông yêu quý chiếc xe gắn với ký ức một thời thanh xuân gian khổ mà đẹp đẽ của mình, coi nó như báu vật, treo khung xe lên tường nhà để mỗi ngày nhìn ngắm nó, nhưng với người con thành đạt của ông thì chiếc xe đạp cổ lỗ sĩ chỉ là đồ phế thải. Những ngày cuối đời, người lính vận tải già suy sụp khi phát hiện ra cậu con trai đã lừa bố, lấy chiếc khung xe mới treo lên tường thay cho chiếc khung xe cũ đã bị anh ta vứt bỏ. Qua câu chuyện của hai cha con, Trần Thúc Hà cảnh báo một nguy cơ đang hiển hiện trong đời sống hiện đại, đó là sự bàng quan và thói vô ơn của một bộ phận người trẻ trước sự hy sinh của cha ông mình và đằng sau đó là sự hy sinh của cả dân tộc.
Khi đã cao tuổi, không còn đi thực tế được, Trần Thúc Hà chuyển sang viết truyện ngắn lịch sử. Ông rất thận trọng, kỹ lưỡng khi khai thác tư liệu, những sự kiện, nhân vật được ông dựng lại chân thật và gần gũi khiến bạn đọc dễ đồng cảm, dù ông viết về thời quá vãng. Với hàng chục truyện ngắn như Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi, Cửa chùa, Người cận vệ của vua Hàm Nghi..., Trần Thúc Hà lý giải những vấn đề lịch sử xã hội theo quan điểm của ông, một sự lý giải khá thuyết phục cho thấy ông am hiểu lịch sử và ở thể loại ít người dám liều này. Dù viết chuyện xưa hay chuyện nay, bạn đọc đều thấy ở ông ý thức trách nhiệm của một nhà văn nỗ lực dùng ngòi bút của mình làm cho cuộc đời tốt đẹp, nhân văn hơn.
Hoàng Ngọc Điệp