Tiếp thị Việt Nam (VN) qua phim ảnh, nghe có vẻ xa vời! Nhưng phim VN rất có thể sẽ trở thành công cụ hữu hiệu, là con đường ngắn nhất, dễ nhất, rẻ nhất để giới thiệu VN ra thế giới. Tại sao không?
Tiếp thị Việt Nam (VN) qua phim ảnh, nghe có vẻ xa vời! Nhưng phim VN rất có thể sẽ trở thành công cụ hữu hiệu, là con đường ngắn nhất, dễ nhất, rẻ nhất để giới thiệu VN ra thế giới. Tại sao không?
* Thị trường nước ngoài : mục tiêu mới của phim Việt
Điện ảnh VN đang trong cơn biến động và vẫn còn những cuộc giằng co giữa cái gọi là phim nghệ thuật và phim thương mại. Chúng ta vẫn đang bị phim ngoại áp đảo ngoài rạp và trên truyền hình, cho dù đã có những dấu hiệu tích cực về sự trở lại của phim Việt với những giờ vàng dành riêng cho phim Việt trên truyền hình và một mùa phim Tết mấy năm qua đã trở thành mảnh đất riêng cho phim VN.
Tuy nhiên, để tiếp thị hình ảnh VN ra khu vực và thế giới qua phim ảnh thì không chỉ cần nhiều hơn những bộ phim Việt Nam xuất sắc, mà còn cần những chiến lược tiếp thị khôn ngoan để đưa VN ra thế giới. Không thể tiếp thị hình ảnh VN rộng rãi ra thế giới chỉ bằng sự nỗ lực của một vài cá nhân có quan hệ tốt với đối tác nước ngoài mà cần có nhiều cuộc đầu tư lớn hơn.
Cũng đã có những bộ phim VN được nước ngoài đặt mua (dù chỉ đếm trên đầu ngón tay), cũng đã có những cuộc tiếp xúc với nước ngoài để quảng bá cho phim VN liên hoan phim, nhưng vẫn chưa phản ánh được một hình ảnh VN đa chiều và liên tục.
Việc chào bán phim VN tại các hội chợ vẫn chủ yếu được tiếp thị nhỏ lẻ thông qua một vài hãng phim và công ty truyền thông có "mánh mối" và quan hệ tốt với các đối tác nước ngoài. Chính vì chưa có một công ty chuyên về trao đổi, tiếp thị và mua bán các sản phẩm điện ảnh, truyền hình VN với nước ngoài, nên mới có hiện tượng một hãng phim phải "gánh" rất nhiều phim của các hãng khác nhau "nhờ vả" chào hàng ở các hội chợ phim nước ngoài.
* Bắt đầu từ đâu?
Khó có thể khẳng định ngay lúc này rằng VN nên học hỏi mô hình của Hàn Quốc, bởi sự phát triển ồ ạt của làn sóng phim Hàn Quốc xét trên khía cạnh nào đó vẫn chỉ nằm ở bề nổi, nó mang tính chất đánh bóng cho hình ảnh về một đất nước Hàn Quốc mới nhiều hơn là đi vào chiều sâu như Trung Quốc. Đất nước đông dân nhất thế giới này cũng có thừa thông minh, chất liệu văn hóa và những chiến lược để quảng bá hình ảnh Trung Hoa ra khu vực và thế giới.
Trước khi có cuộc đổ bộ của làn sóng Hàn Quốc, Trung Quốc cũng đã kịp thống trị điện ảnh châu Á với những kỷ nguyên vàng của điện ảnh Trung Quốc: những năm 1930, cuối năm 1940, 1980 và giữa những năm 1990. Trung Quốc cũng tự hào với những thế hệ đạo diễn tài năng: Trương Nghệ Mưu, Trần Khải Ca, Lý An và những cái tên làm rạng danh điện ảnh châu Á như: Lý Tiểu Long, Thành Long, Lý Liên Kiệt, Chương Tử Di... Những bộ phim võ thuật mang đậm chất Trung Quốc vẫn làm mưa làm gió tại
Hàng chục bộ phim Hollywood mấy năm gần đây có xu hướng đi tìm cảm hứng tại châu Á bằng cách đưa những kịch bản có yếu tố châu Á (Kill Bill, The Last Samurai, Hiệp sĩ Thượng Hải, Ma trận...), thậm chí quay tại châu Á và thuê các chuyên gia võ thuật Trung Quốc để cố vấn cho những màn đánh đấm trên màn ảnh.
Cũng chưa có quốc gia nào vượt mặt được Trung Quốc trong việc làm phim sử thi với những bối cảnh hoành tráng, những đại cảnh huy động lượng diễn viên và kinh phí khổng lồ. Không một quốc gia châu Á nào lại chưa bị ảnh hưởng bởi những bộ phim dã sử về những nhân vật lịch sử của Trung Hoa như: Tần Thủy Hoàng, Võ Tắc Thiên, Từ Hy Thái Hậu... Ngay cả
Trung Quốc là một ví dụ có lẽ là rõ nét nhất về việc tiếp thị văn hóa, lịch sử qua phim ảnh với những góc nhìn và ý tưởng đậm tính chiều sâu. Sự lấn át của làn sóng phim Hàn Quốc chỉ là bước tạm thời và rất có thể chỉ một thời gian ngắn nữa thế trận sẽ bị đảo ngược.
Tiếp thị hình ảnh đất nước qua phim ảnh đâu phải là vấn đề mới, trước khi Hàn Quốc, Trung Quốc "nổi lên", Mỹ cũng đã "nhai nát" bài này. Đến tận thời điểm này, phim Mỹ vẫn thống trị rạp của rất nhiều quốc gia và làm điện ảnh nội địa của nhiều nước điêu đứng. Văn hóa Mỹ, lối sống Mỹ xuất hiện ở khắp nơi, thậm chí ở nhiều nước trong đó có VN, khán giả trẻ thuộc nằm lòng tên các bộ phim và diễn viên Mỹ hơn là phim nước mình. Cũng phải thôi vì phim Mỹ được trang bị đến tận... răng và được ngụy trang bằng những chiến dịch quảng cáo rầm rộ với những công nghệ mới nhất, những cảnh quay tốt nhất và diễn viên xịn nhất... Tại Nhật, có đến 90% phim chiếu rạp là do Mỹ sản xuất. Tại Trung Quốc và một số nước châu Âu, tỉ lệ này cũng chiếm đến 50%.
Vẫn biết việc tiếp thị hình ảnh đất nước qua nghệ thuật là cách tốt nhất nhưng dường như chúng ta mới chỉ chú trọng mảng phát hành phim trong nước mà quên mất việc trao đổi với bên ngoài. Vậy thì tại sao ta không bắt đầu từ bây giờ?
Hạnh Phương