Báo Đồng Nai điện tử
En

Đồng Nai ghi nhận hơn 900 ca mắc tay chân miệng, nhiều bệnh nhi phải thở máy

05:06, 08/06/2023

(ĐN)- Ngày 8-6, thông tin từ Sở Y tế, tình hình dịch bệnh tay chân miệng trên địa bàn tỉnh đang có dấu hiệu gia tăng.

(ĐN)- Ngày 8-6, thông tin từ Sở Y tế, tình hình dịch bệnh tay chân miệng trên địa bàn tỉnh đang có dấu hiệu gia tăng.

Những dấu hiệu trên tay, chân của trẻ mắc bệnh tay chân miệng
Những dấu hiệu trên tay, chân của trẻ mắc bệnh tay chân miệng

Tính từ đầu năm 2023 đến nay, toàn tỉnh ghi nhận hơn 900 ca mắc tay chân miệng. Tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, những ngày gần đây, trung bình mỗi ngày có từ 15-20 bệnh nhân tay chân miệng nhập viện.

Đến nay, có hơn 50 bệnh nhi mắc tay chân miệng đang được điều trị nội trú. Đáng lưu ý, có 8 bệnh nhân bị bệnh mức độ nặng. Tại Khoa Hồi sức tích cực chống độc có 3 bệnh nhi đang phải thở máy.

BS Hán Bình Thuận, Phó trưởng khoa Bệnh nhiệt đới Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai khuyến cáo, để phòng bệnh tay chân miệng, cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (kể cả người lớn và trẻ em). Đặc biệt là trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

Thực hiện tốt việc ăn chín, uống chín, đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày, không mớm thức ăn cho trẻ, không cho trẻ ngậm, mút đồ chơi, không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.

Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang. Không cho trẻ tiếp xúc với người bị bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh; phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.

Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, cần đưa trẻ đi khám và điều trị kịp thời.

Hạnh Dung

Tin xem nhiều