(ĐN) - Vượt hơn 900km từ Đồng Nai đến Khu cứu hộ động vật hoang dã Hòn Me (tỉnh Kiên Giang) để tiếp nhận cá thể voọc bạc Đông Dương, cán bộ Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển Sinh vật (gọi tắt là Trung tâm Cứu hộ) của Vườn quốc gia Cát Tiên như vỡ òa trong niềm vui khi gặp được chú voọc bạc non trong tình trạng lành lặn, khỏe mạnh.
(ĐN) - Vượt hơn 900km từ Đồng Nai đến Khu cứu hộ động vật hoang dã Hòn Me (tỉnh Kiên Giang) để tiếp nhận cá thể voọc bạc Đông Dương, cán bộ Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển Sinh vật (gọi tắt là Trung tâm Cứu hộ) của Vườn quốc gia Cát Tiên như vỡ òa trong niềm vui khi gặp được chú voọc bạc non trong tình trạng lành lặn, khỏe mạnh.
Tiếp nhận cá thể voọc bạc Đông Dương tại Khu cứu hộ động vật hoang dã Hòn Me (tỉnh Kiên Giang) |
Đây là một ca giải cứu voọc non do Chi cục Kiểm lâm Kiên Giang tịch thu được từ vụ việc mua bán trái phép động vật hoang dã trên địa bàn. Cá thể voọc bạc Đông Dương sơ sinh trên được xác định là con đực.
Sau thời gian ngắn được giữ lại chăm sóc, chú voọc bạc non được chuyển về Vườn quốc gia Cát Tiên để có môi trường chăm sóc phù hợp hơn.
Voọc bạc Đông Dương (Trachypithecus germaini) là loài nguy cấp, quý hiếm, có tên trong cả sách Đỏ Việt Nam lẫn sách Đỏ thế giới. Chúng đang phải đối mặt với khả năng tuyệt chủng, ở mức độ nguy cấp.
Voọc bạc Đông Dương (Trachypithecus germaini) là loài nguy cấp, quý hiếm, có tên trong cả sách Đỏ Việt Nam lẫn sách Đỏ thế giới |
Ở Việt Nam, voọc bạc Đông Dương phân bố từ vùng Đông Bắc Việt Nam cho đến vùng rừng Trường Sơn và một số khu vực ở Nam Bộ, trong đó Vườn quốc gia Cát Tiên. Chúng sống theo từng nhóm nhỏ từ 5-7 con, thức ăn chính là đọt cây, lá non, hoa quả trái cây rừng. Có bản tính thận trọng, rụt rè, trong môi trường tự nhiên chúng thường lảng tránh khi có dấu hiệu xuất hiện của con người. Cũng như vượn đen má vàng, loài voọc bạc Đông Dương có sự thay đổi thú vị ở màu sắc lông từ giai đoạn con non cho đến lúc trưởng thành.
Vy Trần