Báo Đồng Nai điện tử
En

Tiếp cận đa ngành trong nghiên cứu, phòng ngừa, can thiệp tự sát ở trẻ em và thanh thiếu niên

06:05, 04/05/2022

(ĐN) - Sáng 4-5, Trung tâm Nghiên cứu và hỗ trợ sức khỏe tinh thần (Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM) phối hợp cùng Trung tâm Tâm lý học ứng dụng Hoàng Đức tổ chức tọa đàm Tiếp cận đa ngành trong nghiên cứu, phòng ngừa, can thiệp tự sát ở trẻ em và thanh thiếu niên.

(ĐN) - Sáng 4-5, Trung tâm Nghiên cứu và hỗ trợ sức khỏe tinh thần (Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM) phối hợp cùng Trung tâm Tâm lý học ứng dụng Hoàng Đức tổ chức tọa đàm Tiếp cận đa ngành trong nghiên cứu, phòng ngừa, can thiệp tự sát ở trẻ em và thanh thiếu niên.

Quang cảnh buổi tọa đàm Tiếp cận đa ngành trong nghiên cứu, phòng ngừa, can thiệp tự sát ở trẻ em và thanh thiếu niên
Quang cảnh buổi tọa đàm Tiếp cận đa ngành trong nghiên cứu, phòng ngừa, can thiệp tự sát ở trẻ em và thanh thiếu niên

Theo PGS-TS Trần Thành Nam (Trường đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội), tại Việt Nam, tỷ lệ tự sát (thống kê trong giai đoạn 2010-2019) chiếm 7,5% dân số và đang có xu hướng trẻ hóa. Trong đó, nhóm người trong độ tuổi từ 18-20 thuộc nhóm cao nhất.

Tại tọa đàm, các chuyên gia đã đề xuất các giải pháp hỗ trợ các bạn trẻ có hành vi tự gây tổn thương như: huấn luyện kỹ năng kiểm soát cảm xúc có thể dẫn đến việc thực hiện hành vi tự gây tổn thương; huấn luyện kỹ năng chấp nhận bản thân để cởi mở với những trải nghiệm khó chịu; hướng dẫn kỹ năng ứng phó giải quyết vấn đề cuộc sống một cách hiệu quả; cung cấp môi trường an toàn và nuôi dưỡng khả năng phục hồi (ở trường, ở nhà); loại bỏ định kiến của cha mẹ, thầy cô, bạn bè về người có hành vi tự gây tổn thương…

H. Yến
 

Tin xem nhiều