Báo Đồng Nai điện tử
En

Tăng cường các biện pháp nhằm khống chế bệnh tay chân miệng

03:07, 14/07/2020

(ĐN)- Thông tin từ Sở Y tế cho biết, tính từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh ghi nhận hơn 600 trường hợp mắc bệnh tay - chân - miệng, giảm 72% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, trong tuần vừa qua, một số địa phương như TP.Biên Hòa, TP.Long Khánh, H.Trảng Bom có số ca mắc tay - chân - miệng tăng so với tuần trước đó.

(ĐN)- Thông tin từ Sở Y tế cho biết, tính từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh ghi nhận hơn 600 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, giảm 72% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, trong tuần vừa qua, một số địa phương như: TP.Biên Hòa, TP.Long Khánh, huyện Trảng Bom có số ca mắc tay chân miệng tăng so với tuần trước đó.

Một trường hợp mắc bệnh tay - chân - miệng được điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai
Một trường hợp mắc bệnh tay - chân - miệng được điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai

Để khống chế dịch bệnh tay chân miệng lây lan và đang có dấu hiệu gia tăng ở một số tỉnh, thành trong cả nước, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) vừa có công văn khẩn gửi Sở Y tế các địa phương.

Theo đó, Cục Y tế dự phòng cho biết, tay chân miệng là bệnh chưa có vaccine phòng bệnh. Vì vậy, để phòng ngừa bệnh này, lãnh đạo Sở Y tế các địa phương cần tham mưu cho UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo chính quyền các cấp huy động các cơ quan, ban ngành, tổ chức chính trị - xã hội phối hợp triển khai các biện pháp tuyên truyền để người dân nâng cao ý thức bảo vệ trẻ em bằng cách thực hiện ăn uống sạch, ở sạch, bàn tay sạch và chơi đồ chơi sạch; tổ chức chiến dịch rửa tay bằng xà phòng, thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh ăn uống, ăn chín uống chín.

Ngành Y tế cần phối hợp chặt chẽ với ngành GD-ĐT để tuyên truyền, thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh hiệu quả, đặc biệt là tại các nhà trẻ, trường mầm non. Nếu phát hiện trẻ mắc bệnh cần đưa ngay đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh lây lan cho các trẻ khác; tổ chức xử lý ổ dịch hiệu quả…

Tin và ảnh: Hạnh Dung

 

Tin xem nhiều