Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 629/2019/UBTVQH14 Hướng dẫn một số hoạt động của Hội đồng nhân dân (HĐND).
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 629/2019/UBTVQH14 Hướng dẫn một số hoạt động của Hội đồng nhân dân (HĐND).
Nghị quyết gồm 11 điều hướng dẫn việc tổ chức các kỳ họp HĐND để xem xét, quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền; Kỳ họp bất thường của HĐND khi có ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân yêu cầu; đại biểu HĐND chuyển công tác; chuyển sinh hoạt Tổ đại biểu HĐND.
Nghị quyết hướng dẫn việc sử dụng con dấu của HĐND và chữ ký của tổ trưởng, tổ phó Tổ đại biểu HĐND; tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã; Thư ký kỳ họp HĐND; phân công Phó Chủ tịch HĐND thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch HĐND; Hoạt động giám sát của Tổ đại biểu HĐND; Phê chuẩn và cho thôi Ủy viên các Ban của Hội đồng nhân dân và điều khoản thi hành.
Việc tổ chức các kỳ họp HĐND để xem xét, quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền gồm: HĐND quyết định kế hoạch tổ chức các kỳ họp thường lệ trong năm để quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền xem xét, quyết định của HĐND theo quy định tại khoản 1 Điều 78 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
Trong kế hoạch cần nêu rõ số lượng các kỳ họp thường lệ, dự kiến thời gian tổ chức, nội dung của từng kỳ họp và các vấn đề khác có liên quan (nếu có). Số lượng các kỳ họp thường lệ của HĐND ít nhất là hai kỳ họp hoặc nhiều hơn căn cứ vào tình hình, nhiệm vụ, yêu cầu thực tế của địa phương.
Trong quá trình thực hiện, theo kiến nghị của Ủy ban nhân dân cùng cấp, cơ quan, tổ chức hữu quan, Thường trực HĐND có thể đề nghị HĐND quyết định điều chỉnh kế hoạch để bổ sung các kỳ họp thường lệ trong năm.
Đối với các vấn đề thuộc thẩm quyền của HĐND có tính cấp bách, cần quyết định ngay, phát sinh trong thời gian giữa hai kỳ họp thường lệ của HĐND thì Thường trực HĐND tự mình hoặc theo yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu HĐND quyết định triệu tập kỳ họp bất thường của HĐND để xem xét, quyết định. Số lượng các kỳ họp bất thường, thời điểm tổ chức kỳ họp bất thường là theo yêu cầu, nhiệm vụ phát sinh tại địa phương.
Tại kỳ họp bất thường Hội đồng nhân dân có thể xem xét, quyết định một hoặc nhiều nội dung theo thẩm quyền. Việc xem xét, quyết định các vấn đề tại kỳ họp bất thường được thực hiện theo trình tự, thủ tục như tại kỳ họp thường lệ.
Về việc hướng dẫn tổ chức Kỳ họp bất thường của HĐND khi có ít nhất một phần ba tổng số đại biểu HĐND yêu cầu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn: trong thời gian giữa hai kỳ họp thường lệ, khi có ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân yêu cầu thì Thường trực HĐND triệu tập kỳ họp HĐND bất thường.
Văn bản yêu cầu phải nêu lý do, có chữ ký, họ tên, địa chỉ của đại biểu HĐND. Quyết định triệu tập kỳ họp bất thường phải được gửi đến các đại biểu HĐND chậm nhất là bảy ngày trước ngày khai mạc kỳ họp.
Dự kiến chương trình kỳ họp bất thường của HĐND phải được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng chậm nhất là ba ngày trước ngày khai mạc kỳ họp.
Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/3/2019. HĐND, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, Tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND các cấp chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này./.
Một kỳ họp Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội. (Nguồn: TTXVN) |
Nghị quyết hướng dẫn việc sử dụng con dấu của HĐND và chữ ký của tổ trưởng, tổ phó Tổ đại biểu HĐND; tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã; Thư ký kỳ họp HĐND; phân công Phó Chủ tịch HĐND thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch HĐND; Hoạt động giám sát của Tổ đại biểu HĐND; Phê chuẩn và cho thôi Ủy viên các Ban của Hội đồng nhân dân và điều khoản thi hành.
Việc tổ chức các kỳ họp HĐND để xem xét, quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền gồm: HĐND quyết định kế hoạch tổ chức các kỳ họp thường lệ trong năm để quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền xem xét, quyết định của HĐND theo quy định tại khoản 1 Điều 78 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
Trong kế hoạch cần nêu rõ số lượng các kỳ họp thường lệ, dự kiến thời gian tổ chức, nội dung của từng kỳ họp và các vấn đề khác có liên quan (nếu có). Số lượng các kỳ họp thường lệ của HĐND ít nhất là hai kỳ họp hoặc nhiều hơn căn cứ vào tình hình, nhiệm vụ, yêu cầu thực tế của địa phương.
Trong quá trình thực hiện, theo kiến nghị của Ủy ban nhân dân cùng cấp, cơ quan, tổ chức hữu quan, Thường trực HĐND có thể đề nghị HĐND quyết định điều chỉnh kế hoạch để bổ sung các kỳ họp thường lệ trong năm.
Đối với các vấn đề thuộc thẩm quyền của HĐND có tính cấp bách, cần quyết định ngay, phát sinh trong thời gian giữa hai kỳ họp thường lệ của HĐND thì Thường trực HĐND tự mình hoặc theo yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu HĐND quyết định triệu tập kỳ họp bất thường của HĐND để xem xét, quyết định. Số lượng các kỳ họp bất thường, thời điểm tổ chức kỳ họp bất thường là theo yêu cầu, nhiệm vụ phát sinh tại địa phương.
Tại kỳ họp bất thường Hội đồng nhân dân có thể xem xét, quyết định một hoặc nhiều nội dung theo thẩm quyền. Việc xem xét, quyết định các vấn đề tại kỳ họp bất thường được thực hiện theo trình tự, thủ tục như tại kỳ họp thường lệ.
Về việc hướng dẫn tổ chức Kỳ họp bất thường của HĐND khi có ít nhất một phần ba tổng số đại biểu HĐND yêu cầu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn: trong thời gian giữa hai kỳ họp thường lệ, khi có ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân yêu cầu thì Thường trực HĐND triệu tập kỳ họp HĐND bất thường.
Văn bản yêu cầu phải nêu lý do, có chữ ký, họ tên, địa chỉ của đại biểu HĐND. Quyết định triệu tập kỳ họp bất thường phải được gửi đến các đại biểu HĐND chậm nhất là bảy ngày trước ngày khai mạc kỳ họp.
Dự kiến chương trình kỳ họp bất thường của HĐND phải được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng chậm nhất là ba ngày trước ngày khai mạc kỳ họp.
Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/3/2019. HĐND, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, Tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND các cấp chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này./.
VŨ THỊ QUỲNH HOA (TTXVN/VIETNAM+)