Báo Đồng Nai điện tử
En

Tăng cường giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh, sinh viên

08:08, 05/08/2016

(ĐN)- Đó là nội dung ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị trực tuyến cả nước tổng kết năm học 2015-2016, triển khai nhiệm vụ năm học 2016-2017 diễn ra vào sáng 5-8 tại Hà Nội.

(ĐN)- Đó là nội dung ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị trực tuyến cả nước tổng kết năm học 2015-2016, triển khai nhiệm vụ năm học 2016-2017 do Bộ GD-ĐT tổ chức sáng 5-8 tại Hà Nội.

Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Đồng Nai khi Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam phát biểu.
Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Đồng Nai.

Thủ tướng yêu cầu, trong năm học tới, toàn ngành GD-ĐT phải tập trung nguồn lực, tiến hành đổi mới hiệu quả; khắc phục những hạn chế, yếu kém; từng bước chuyển giáo dục từ truyền thụ kiến thức sang hình thành nhân cách, phát triển năng lực; tăng cường giáo dục học sinh, sinh viên về đạo đức, tình yêu quê hương, đất nước, yêu lịch sử dân tộc, yêu thương con người.

Thủ tướng cho rằng, trình độ tiếng Anh, tin học của học sinh, sinh viên Việt Nam hiện còn hạn chế; thiếu kỹ năng sống; nội dung chương trình học quá tải, nhiều nội dung trong sách không cần thiết. Giáo dục đại học, nghề nghiệp chưa gắn với nhu cầu xã hội; sinh viên ra trường thất nghiệp quá đông, trong khi doanh nghiệp vẫn thiếu lao động, nhất là lao động có chuyên môn cao. Số trường đại học tăng nhanh, nhưng chưa đáp ứng được điều kiện đảm bảo GD-ĐT; các ngành nghề đào tạo chưa phù hợp, nhiều kiến thức không được áp dụng vào thực tiễn; đào tạo sau đại học có chất lượng đáng lo ngại là do bệnh thành tích,  tiến sĩ có nhiều nhưng lại thiếu những công trình ứng dụng trong xã hội...

Một buổi ngoại khóa giáo dục về sức khỏe sinh sản cho học sinh của Trường THPT Lê Qúy Đôn (TP.Biên Hòa).
Một buổi ngoại khóa giáo dục về sức khỏe sinh sản cho học sinh tại Trường THPT Lê Qúy Đôn (Biên Hòa).

Bên cạnh đó, theo Thủ tướng Chính phủ, đội ngũ quản lý, giáo viên hiện vẫn còn nhiều bất cập, chậm đổi mới. Hệ thống cơ chế, chính sách thiếu đồng bộ; vẫn còn xuất hiện những hiện tượng tiêu cực trong giáo dục, nhất là khâu tuyển sinh. Tình trạng dạy thêm, học thêm, điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho dạy, học khiến người dân còn lo lắng. Việc xây dựng nhà trẻ ở các khu công nghiệp thực hiện quá chậm trễ. Trước nguy cơ “chưa giàu đã già” đòi hỏi ngành GD-ĐT nói riêng và toàn xã hội phải thực hiện quyết liệt, có hiệu quả hơn trong công tác đổi mới GD-ĐT. Đây là tiền đề quan trọng để thúc đẩy sự phát triển xã hội.

Tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cũng nêu lên những nhiệm vụ, giải pháp, quyết tâm đổi mới GD-ĐT trong năm học tới. Trong đó, tập trung vào nhiệm vụ trọng tâm là nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục các cấp; hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính về GD-ĐT.

Hạnh Dung

 

 

 

Tin xem nhiều
Liên kết hữu ích