Ông Lê Văn Chín (81 tuổi, ngụ ấp Nhị Hòa, xã Hiệp Hòa) cho biết từ năm 1920, cha của ông là cụ Lê Văn Thìn (đã mất năm 1960) đến mua đất sát chân cầu Ghềnh thuộc cù lao Phố để lập nghiệp. Gia đình ông đã sống sát chân cầu Ghềnh từ nhiều đời nay.
[links()]Ông Lê Văn Chín (81 tuổi, ngụ ấp Nhị Hòa, xã Hiệp Hòa) cho biết từ năm 1920, cha của ông là cụ Lê Văn Thìn (đã mất năm 1960) đến mua đất sát chân cầu Ghềnh thuộc cù lao Phố để lập nghiệp. Gia đình ông đã sống sát chân cầu Ghềnh từ nhiều đời nay. Ông Chín khẳng định ông là người biết rõ về cầu Ghềnh vì đã gắn với mảnh đất kề chân cầu này hàng chục năm.
Ông Lê Văn Chín kể về lịch sử cầu Ghềnh mà đời ông đã chứng kiến. |
Theo ông Chín, trước năm 1980 dưới chân câu Ghềnh mọi người vẫn thấy các cọc sắt gắn xung quanh để bảo vệ. Ngoài những cọc sắt cắm xung quanh còn có các thanh tà vẹt hình chữ Y ràng giữa các cọc này để chắn không cho đám cây lục bình quấn xung quanh. Tuy nhiên thời gian sau, ông đã không thấy những thanh sắt bảo vệ này nữa. Theo ông Chín, việc lấy các cọc sắt đó phải dùng phương tiện máy móc mới thực hiện được.
Còn ông Bùi Thanh Vân, nguyên Đội trưởng Đội bảo vệ cầu Ghềnh (Công an tỉnh) cũng cho biết khoảng năm 1980 ông là thiếu úy công an làm nhiệm vụ bảo vệ cầu Ghềnh. Trong thời gian đó, ông cùng anh em trong đội đã lên nhiều phương án bảo vệ cầu theo sự phân công của cấp trên. Ông Vân cho biết: “Thời kỳ tôi về tất nhiên những hàng rào bảo vệ không còn nữa, nhưng những cọc sắt chữ V, chữ Y vẫn còn”…
Danh Trường