Với vị trí và tầm quan trọng cũng như sự tác động lớn của Bộ luật Dân sự (sửa đổi) tới đời sống người dân, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII đã thông qua nghị quyết về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi), thời gian từ ngày 5-1 đến 5-4-2015.
Với vị trí và tầm quan trọng cũng như sự tác động lớn của Bộ luật Dân sự (sửa đổi) tới đời sống người dân, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII đã thông qua nghị quyết về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi), thời gian từ ngày 5-1 đến 5-4-2015.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, MTTQ Việt Nam tổ chức lấy ý kiến các tầng lớp nhân dân trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài về toàn bộ dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi), tập trung vào các vấn đề trọng tâm do Chính phủ xác định. Hình thức lấy ý kiến thông qua góp ý trực tiếp bằng văn bản; tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm; thông qua trang thông tin điện tử của Bộ Tư pháp và các hình thức phù hợp khác.
Chính phủ xây dựng báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến nhân dân, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi), báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội và trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII.
Trước đó, tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIII, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến lần đầu vào dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi). Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) có tổng số 710 điều, được bố cục thành 6 phần, 29 chương. So với Bộ luật Dân sự năm 2005, dự thảo bộ luật giữ nguyên 265 điều, sửa đổi 298 điều, bổ sung 174 điều, bãi bỏ 147 điều.
Quỳnh Hoa