Báo Đồng Nai điện tử
En

Bộ Thương mại: Đặt mục tiêu kim ngạch XK cao hơn 20%

09:01, 04/01/2007

Ngoài mục tiêu của Quốc hội, kế hoạch của Chính phủ, Bộ Thương mại đã xây dựng một kế hoạch xuất khẩu khác, với tất cả các chỉ tiêu cao hơn hẳn để phấn đấu và là cơ sở thực hiện các biện pháp điều hành, hỗ trợ xuất khẩu.

Ngoài mục tiêu của Quốc hội, kế hoạch của Chính phủ, Bộ Thương mại đã xây dựng một kế hoạch xuất khẩu khác, với tất cả các chỉ tiêu cao hơn hẳn để phấn đấu và là cơ sở thực hiện các biện pháp điều hành, hỗ trợ xuất khẩu.

Cụ thể, năm 2007, mục tiêu mà Quốc hội đề ra xuất khẩu tăng 17,4% so với năm 2006. Từ đó, kế hoạch của Chính phủ là kim ngạch xuất khẩu đạt 46,5 tỷ USD, tăng 17,4% so với năm 2006. Tăng kim ngạch xuất khẩu so với năm 2006 là 6,895 tỷ USD.

Soạn: HA 1000203 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Xuất khẩu 2007 có nhiều cơ hội tăng trưởng nhưng phải đối mặt với nhiều rào cản kỹ thuật. (Ảnh:vinalines)

Tuy nhiên, trong phương án 2 do Bộ Thương mại xây dựng, kim ngạch xuất khẩu được đặt ra là 47,54 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2006. Tăng kim ngạch xuất khẩu so với năm 2006 là 7,935 tỷ USD.

Bộ Thương mại nhận định, năm 2007 là năm đầu tiên nước ta được hưởng quy chế thành viên của WTO, điều này sẽ tạo cơ hội cho hàng xuất khẩu tiếp cận với nhiều thị trường hơn với mức thuế thấp hơn với một số mặt hàng... là cơ hội góp phần tăng xuất khẩu.

Tuy nhiên, Bộ Thương mại cũng lưu ý các DN và cơ quan quản lý cần tập trung xử lý các vấn đề gắn liền với việc thực hiện các cam kết giảm thuế trong WTO; Kiểm soát chặt chẽ việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng dệt may xuất khẩu, điều hành xuất khẩu gạo một cách linh động, tận dụng các hợp đồng ở giá cao. Các doanh nghiệp nghiên cứu kỹ và tiến hành những giải pháp cần thiết để có thể đối phó, xử lý các hàng rào kỹ thuật và các vụ kiện chống bán phá giá.

Đối với những mặt hàng xuất khẩu chủ lực có khả năng ảnh hưởng đến thị trường thế giới như gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu, hạt điều, chè... cần có cơ chế điều hành riêng nhằm tận dụng tối đa lợi thế so sánh, nhằm đạt được giá xuất khẩu có lợi nhất.

Bên cạnh đó, các cơ quan nhà nước cần thúc đẩy, vận động tiêu chuẩn hóa và công nhận lẫn nhau giữa Việt Nam và các đối tác thương mại, đặc biệt là với các đối tác thương mại lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU về các tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm và hệ thống kiểm dịch nhằm giúp hàng hóa xuất khẩu của nước ta vượt qua những rào cản kỹ thuật của các nước.

Ngoài ra, công tác cải cách hành chính cần tiếp tục được cải cách mạnh mẽ nhằm nâng cao hiệu quả hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường, phát triển xuất khẩu. Các chương trình xúc tiến thương mại, phát triển thị trường sẽ được cải tiến nhằm nâng cao hiệu quả hơn.

Theo VietNamNet

Tin xem nhiều