Thời gian qua, việc thực hiện công tác luân chuyển cán bộ trên địa bàn tỉnh đã đạt những kết quả tích cực, song bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế, khó khăn.
Việc thực hiện công tác luân chuyển cán bộ thời gian qua trên địa bàn tỉnh đã đạt những kết quả tích cực, song bên cạnh đó cũng vẫn còn những hạn chế, khó khăn.
Để đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố, Ban Thường vụ Thành ủy Biên Hòa vừa điều động, luân chuyển vị trí công tác của nhiều cán bộ lãnh đạo phòng, ban chuyên môn của thành phố và lãnh đạo ở các phường. Ảnh: D.An |
* Còn ít cán bộ được luân chuyển
Đồng chí Nguyễn Thị Nga, Phó bí thư thường trực Huyện ủy Trảng Bom cho biết, từ năm 2017 đến nay, Ban Thường vụ Huyện ủy Trảng Bom đã thực hiện luân chuyển 3 đồng chí lãnh đạo, quản lý các phòng, ban cấp huyện đến công tác, giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý ở cấp xã. Sau khi đảm bảo đủ thời gian luân chuyển, huyện đã sắp xếp, bố trí vị trí công tác mới cho 2 đồng chí; còn 1 đồng chí đang trong thời gian luân chuyển. Qua thời gian luân chuyển, căn cứ kết quả đánh giá công tác cán bộ, Ban Thường vụ Huyện ủy đã bố trí 1 đồng chí vào chức vụ cao hơn và bố trí chức vụ tương đương đối với 1 đồng chí.
Công tác luân chuyển cán bộ đã khắc phục dần tình trạng khép kín, cục bộ, bị động, chắp vá trong công tác cán bộ; hạn chế tình trạng sử dụng, bố trí cán bộ đảm nhận chức vụ quá lâu ở một vị trí công tác. Tuy nhiên, có trường hợp khi cán bộ luân chuyển về địa phương đã gặp khó khăn trong việc hòa nhập với môi trường mới. Một vài nơi, một vài người có hiện tượng cục bộ địa phương nên chưa thực sự tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ cán bộ luân chuyển thực hiện nhiệm vụ.
Bố trí một số chức danh không là người địa phương Cùng với công tác luân chuyển cán bộ, thời gian qua, Ban TVTU và các cấp ủy địa phương đã thực hiện chủ trương bố trí một số chức danh không là người địa phương. Hiện nay, toàn tỉnh có 48/92 vị trí đã bố trí cán bộ không là người địa phương (đạt 52,17%). Việc bố trí một số chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý không là người địa phương đã góp phần khắc phục tình trạng cục bộ, khép kín từng đơn vị; hạn chế những tác động tiêu cực trong mối quan hệ họ hàng, thân thuộc đến việc thực hiện nhiệm vụ. |
Nguyên nhân của hạn chế này là do một số ít cán bộ chưa nhận thức đầy đủ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác luân chuyển cán bộ nên còn e ngại khi được luân chuyển. Khi được luân chuyển đến địa phương, đơn vị mới, có cán bộ mang tâm lý ngại va chạm nên chưa dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dẫn đến chưa quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao. Có trường hợp chỉ tập trung duy trì sự ổn định của địa phương, đợi hết thời gian luân chuyển để được điều động, bố trí vào vị trí công tác khác.
Trong khi đó, Phó bí thư thường trực Huyện ủy Xuân Lộc Nguyễn Đức Hóa nhìn nhận, số lượng cán bộ được luân chuyển trên địa bàn huyện trong thời gian qua còn ít so với yêu cầu. Việc luân chuyển ngang cấp xã, ngang cấp huyện hoặc luân chuyển từ cấp xã về cấp huyện chưa được triển khai thực hiện.
Nguyên nhân của hạn chế này là trong quá trình thực hiện kế hoạch luân chuyển cán bộ của Ban Thường vụ Huyện ủy, một số cơ quan đơn vị và cấp ủy xã, thị trấn chưa nghiên cứu sâu các quy định của Đảng về công tác luân chuyển, điều động cán bộ. Mặt khác, do yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương và yêu cầu công tác cán bộ nên thời gian qua việc bố trí cán bộ được tập trung chủ yếu vào công tác điều động, bổ nhiệm và giới thiệu cán bộ ứng cử, từ đó yêu cầu cán bộ luân chuyển phải có thời gian tối thiểu 36 tháng nên chưa đáp ứng nhu cầu công tác bố trí, sắp xếp cán bộ của địa phương.
Bên cạnh đó, việc thực hiện luân chuyển cán bộ cấp xã lên cấp huyện đang gặp khó khăn, vì muốn lên cấp huyện thì cán bộ cấp xã phải là công chức và qua sát hạch. Trong số 84 cán bộ mà tỉnh luân chuyển thời gian qua chủ yếu luân chuyển cán bộ từ huyện về xã (63 đồng chí); còn lại luân chuyển từ tỉnh về huyện (6 đồng chí) và luân chuyển từ xã về huyện (6 đồng chí). Việc luân chuyển cán bộ các ngành, các lĩnh vực ở cùng một cấp và giữa các địa phương còn ít; chủ yếu luân chuyển cán bộ từ trên xuống. Qua thống kê, từ tháng 10-2017 đến cuối năm 2021, luân chuyển từ trên xuống chiếm 82,14%; luân chuyển từ dưới lên chiếm 7,14% và luân chuyển ngang chiếm 10,72%.
* Tránh động cơ cá nhân trong luân chuyển cán bộ
Để làm tốt công tác luân chuyển cán bộ trong thời gian tới, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Hồ Thanh Sơn đã đề nghị các cấp ủy trực thuộc tiếp tục quán triệt sâu rộng mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác luân chuyển cán bộ. Rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ nhiệm kỳ 2020-2025 và xây dựng quy hoạch mới nhiệm kỳ 2025-2030. Trên cơ sở quy hoạch cán bộ, các đơn vị, địa phương xây dựng kế hoạch và danh sách cán bộ sẽ luân chuyển, chuẩn bị đội ngũ kế cận cho nhiệm kỳ 2025-2030 và những nhiệm kỳ tiếp theo.
Phó bí thư thường trực Huyện ủy Thống Nhất Nguyễn Huy Du cho hay, trên cơ sở chỉ đạo của Tỉnh ủy, mới đây Thường trực và Ban Thường vụ Huyện ủy Thống Nhất đã chỉ đạo Ban Tổ chức Huyện ủy thực hiện công tác sắp xếp, điều động và xây dựng kế hoạch luân chuyển cán bộ. Theo đó, sẽ luân chuyển cán bộ công tác ở xã, thị trấn về công tác ở huyện; cán bộ các ban Đảng sang công tác ở cơ quan khối hành chính Nhà nước và ngược lại, khối Nhà nước sang công tác ở các ban Đảng và tổ chức chính trị - xã hội.
Phó bí thư thường trực Huyện ủy Xuân Lộc Nguyễn Đức Hóa thông tin, trong thời gian tới, Huyện ủy tiếp tục chỉ đạo công tác triển khai, quán triệt các quy định, kế hoạch của Tỉnh ủy và Huyện ủy về luân chuyển cán bộ. Đồng thời, sau khi có hướng dẫn của Ban TVTU về xây dựng và triển khai kế hoạch quy hoạch cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý các cấp, ngành nhiệm kỳ 2025-2030, nhất là hoàn thành xây dựng quy hoạch Ban chấp hành Đảng bộ huyện, Ban Thường vụ Huyện ủy và các chức danh chủ chốt của huyện nhiệm kỳ 2025-2030 để làm cơ sở cho việc xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch luân chuyển cán bộ gắn với đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
Dương An